Mỹ "lãng phí tiền bạc" tại các căn cứ của mình trên khắp thế giới

© AFP 2023Quân đội Hoa Kỳ
Quân đội Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các phương tiện truyền thông nói về chi phí bất hợp lý của Mỹ tại căn cứ không quân ở Cộng hòa Síp. Trả lời phỏng vấn Sputnik, nhà phân tích chính trị quân sự Andrei Koshkin bày tỏ ý kiến rằng có rất nhiều căn cứ tương tự của Mỹ trên khắp thế giới.

Năm 2017, Mỹ lặng lẽ đóng cửa căn cứ không quân tại Cộng hòa Síp, phục vụ một "mục tiêu không rõ ràng" mà chi phí duy trì hàng năm tốn khoảng 71 triệu đô la, kênh ABC cho biết, dẫn báo cáo của Văn phòng Tổng Thanh tra Nhà nước Hoa Kỳ (OIG).

Theo tài liệu này, căn cứ được thành lập vào tháng 9 năm 2013 và đóng cửa vào tháng 8 năm 2017. Căn cứ được đặt tại Cộng hòa Síp, ở đó có 5 chiếc trực thăng và khoảng 40 lính hợp đồng, hàng năm việc bảo trì tốn khoảng 20 triệu đô la Mỹ.

Theo báo cáo, căn cứ không quân được thành lập mà không có sự chấp thuận của Ban Giám sát Hàng không Bộ Ngoại giao (AGB), nên Văn phòng Ngoại giao Hoa Kỳ không thể giải thích mục đích, khả năng sử dụng hoặc chi phí dự kiến ​​sơ tán nhân viên của căn cứ này. Họ cũng không tìm thấy tài liệu về các phương án thay thế tiềm năng thành lập căn cứ. Cần lưu ý rằng Bộ Ngoại giao "đã có thể tiết kiệm gần 71 triệu đô la", nếu như loại bỏ các chi phí tiềm năng không cần thiết và tuân theo các thủ tục thích hợp.

Theo kênh ABC, căn cứ không quân ở Cộng hòa Síp được thành lập trong bối cảnh lo ngại sau cuộc tấn công vũ trang vào căn cứ CIA ở Benghazi, Libya. Khi đó bốn công dân Hoa Kỳ thiệt mạng, kể cả Đại sứ Christopher Stevens.

Những lá bài-thẻ trò chơi, là sản phẩm thiết kế của họa sĩ Andrei Tarusov từ nước Nga - Sputnik Việt Nam
Sẽ có cỗ quân bài Nga trong trò chơi ở căn cứ Mỹ? (Ảnh)

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà khoa học chính trị quân sự, người đứng đầu bộ môn Khoa học chính trị và xã hội học của Trường tổng hợp Plekhanov Andrey Koshkin bày tỏ quan điểm rằng đây không phải là căn cứ duy nhất.

"Chúng ta phải xét đến thực tế là căn cứ không quân được các cơ quan đặc nhiệm lập ra tại Cộng hòa Síp xuất phát từ quan ngại rằng ở Benghazi, nơi mà cơ sở CIA có tư cách ngoại giao, không thể cứu được bốn người Mỹ và Đại sứ Christopher Stevens. Sau một thất bại như vậy, các cơ quan an ninh có lẽ đã vội vã lập căn cứ, bỏ qua tất cả các thủ tục cần thiết của các phòng ban đối ngoại. Theo tôi, họ đổ vào đó một lượng tiền lớn — hơn 70 triệu đô la — để duy trì các nhân viên quân sự và 5 trực thăng, và tất nhiên, căn cứ này đã bị đóng cửa. Nhưng cần phải hiểu rằng Mỹ có hơn 300 000 binh lính đóng quân tại 177 quốc gia.

Chỉ riêng ở châu Âu đã có 60 000 người trong 13 căn cứ quân sự ở 5 quốc gia. Họ gây ra nhiều vấn đề cho nhân dân địa phương và lãnh đạo các nước này. Đồng thời Mỹ phải chịu chi phí rất lớn. Và nếu như xem xét trạng thái của nhiều căn cứ quân sự Mỹ trên toàn thế giới, thì giấy tờ của các căn cứ đó hóa ra cũng không ổn, như trường hợp căn cứ đã bị lặng lẽ đóng cửa ở Cộng hòa Síp, bởi vì nó đã trở thành câu lạc bộ trực thăng. Để không đánh mất kỹ năng của mình, các phi công đơn giản chỉ đưa trực thăng lên không trung để khỏi vô công rồi nghề" — ông Andrey Koshkin nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала