Nguy cơ từ dòng rác Mỹ đổ về Việt Nam

© AFP 2023 / Loic Venance nhập khẩu phế liệu nhựa
nhập khẩu phế liệu nhựa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào đầu năm nay, Trung Quốc, nước nhập khẩu phế liệu nhựa lớn nhất thế giới, đã nói không với “rác ngoại” vì xem đây là mối đe dọa đối với môi trường.

Mỹ và các nước EU, đặc biệt là Vương quốc Anh và Đức, cũng rất quan tâm đến môi trường vì thế đã chuyển hướng xuất rác thải đến Đông Nam Á, chủ yếu đến Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Bãi container hàng hóa tại cảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam
Đừng để Việt Nam thành bãi rác của thế giới!

Theo tờ báo "The Guardian", trong năm nay lượng rác nhựa từ Mỹ đổ về Thái Lan đã tăng gần 2000%, về Malaysia tăng thêm 273%, về Việt Nam — tăng 46% lên đến 71.220 tấn. Bằng cách này phương Tây khai thác các nước đang phát triển, nơi chưa có quy định pháp luật đảm bảo việc xử lý chất thải nhựa để không gây hại cho môi trường. "Thay vì chịu trách nhiệm về chất thải của chính họ, các công ty Mỹ khai thác các nước đang phát triển, nơi chưa có đủ quy định để tự bảo vệ mình", tờ báo Anh trích dẫn lời tuyên bố của chuyên gia John Hocevar, giám đốc Chiến dịch Đại dương thuộc Greenpeace Mỹ. Ví dụ, môi trường sinh thái ở Anh được bảo vệ bằng cách xuất khẩu rác nhựa sang Trung Quốc và Đông Nam Á, mà trong vòng 5 năm qua Anh đã xuất khẩu hơn 3 triệu tấn.

Cần phải nhắc lại rằng, chất nhựa giúp chúng ta trong cuộc sống hàng ngày đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường, bắt đầu từ quá trình sản xuất đến việc tái chế. Các nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa thải ra 400 triệu tấn CO2 mỗi năm, và khoảng 800 loài động vật ngày nay đang bị đe dọa tuyệt chủng do ăn uống và ngộ độc nhựa. Túi nilon dùng một lần đủ loại làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước của các thành phố và tạo ra nguy cơ lũ lụt, các mảnh vụn nhựa đổ ra bờ biển và các khu vực ven biển được thiết kế để giải trí, gây thiệt hại cho ngành du lịch. Như được biết, phải mất hàng trăm năm để phân hủy chai nhựa.

Bãi rác ở Việt Nam, Đà Lạt - Sputnik Việt Nam
Không để Việt Nam thành bãi thải phế liệu

Một khi trong đất, chất nhựa chia thành các hạt nhỏ và bắt đầu thải vào môi trường các hóa chất đã được thêm vào trong quá trình sản xuất: chlorine, chất độc hại hoặc chất chống cháy gây ung thư. Microgranules nhựa và các hóa chất của nó thấm vào nguồn nước gần nhất thông qua nước ngầm, điều đó thường dẫn đến cái chết của hàng loạt động vật và gây hại cho sức khỏe con người. Theo các nhà sinh thái học của LHQ, khoảng 13 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra biển mỗi năm. Theo dự báo của Quỹ Ellen MacArthur (Vương quốc Anh), tới năm 2025, cứ 3 tấn cá trong lòng đại dương sẽ có một tấn rác nhựa.  Các nhà sinh thái học ước tính hàng chục nghìn con chim, cá voi, hải cẩu và rùa chết mỗi năm vì bị ngạt hoặc không tiêu hóa được các chất thải trong dạ dày. Rác nhựa chiếm tới 80% lượng rác thải trong đại dương. Dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, rác nhựa chia thành các hạt nhỏ. Vi hạt nhựa tích tụ các chất độc hại dai dẳng trên bề mặt của chúng. Kết quả là, chất thải mà chúng ta vứt đi đều về với chúng ta cùng với thức ăn. Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu 12 mẫu muối từ các nước khác nhau và phát hiện ra rằng, hầu hết muối biển đều bị nhiễm vi hạt nhựa.

Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay quốc tế Jean-Lesage, thành phố Quebec, Canada. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng tại Hội nghị G7: Việt Nam không đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Các nước Đông Nam Á có vấn đề lớn với việc xử lý rác thải của chính họ. Theo các nhà môi trường, ngày nay, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, cũng như Trung Quốc, gây ô nhiễm đại dương nhất thế giới. Do đó, dòng rác thải nước ngoài làm tăng áp lực lên hệ sinh thái của các nước này. Malaysia đã rút giấy phép nhập khẩu chất thải nhựa sau khi buộc phải đóng cửa các nhà máy chế biến vì vấp phải sự phản đối của người dân không hài lòng với việc ô nhiễm không khí và nước. Sau khi 6 nghìn container rác thải nhập làm tê liệt hoạt động tại một số cảng biển, Việt Nam đã ngừng nhập khẩu, và Chính phủ đã tuyên bố rằng, cần phải cấm nhập khẩu rác thải, không để Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới gây hại cho môi trường và cuộc sống của người dân.

Trong quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hoá, lượng chất thải ở Việt Nam cũng đang gia tăng nhanh chóng. Tính trung bình, tổng lượng phát sinh chất thải ở các thành phố và khu vực nông thôn là khoảng 70 nghìn tấn/ngày. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh con số này là từ 7 đến 8 nghìn tấn. Việt Nam chưa có công nghệ an toàn cho môi trường để tái chế rác thải trong nước, vì thế 85% là bãi rác. Có thể thấy diện tích rác đã chiếm phần lớn khu đất, và các bãi chôn lấp là nguy hiểm cho môi trường. Các nhà máy tái chế của Việt Nam không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn môi trường.

Nhà máy chế biến rác thành năng lượng - Sputnik Việt Nam
Rác thải sẽ cứu Việt Nam khỏi khủng hoảng năng lượng

"Nếu nhựa được đốt ở nhiệt độ dưới 1200 độ, thì nó thải ra các hợp chất clo hữu cơ, bao gồm cả Dioxin, chất độc mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam gây tác hại cho sức khỏe của mấy thế hệ người Việt và vẫn tiếp tục gây tác hại đối với môi trường, — chuyên gia Vladimir Rumak, người đứng đầu Trung tâm An toàn Sinh học tại Khoa Sinh học của trường Đại học quốc gia Matxcơva MSU nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.- Đáng lẽ, ngoài việc xuất khẩu rác thải, người Mỹ nên cung cấp cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác các công nghệ an toàn để xử lý rác thải này. Trong khi đó, trong quá trình tái chế, chất nhựa từ Mỹ thải ra dioxin, đe dọa cả Việt Nam và các nước láng giềng".

Hiện có nhiều công nghệ cho phép tái chế chất thải, bao gồm chất nhựa, an toàn cho môi trường và phục vụ lợi ích phát triển kinh tế — công nghệ như vậy cung cấp điện năng cho các tòa nhà và thậm chí cả các thành phố. Các nước Scandinavia đang tích cực sử dụng công nghệ này, ở Nga cũng có những công nghệ như vậy. Chúng tôi biết rằng, Việt Nam đang quan tâm đến các công nghệ này. Cần phải sớm giải quyết vấn đề rác thải và tìm kiếm một giải pháp an toàn cho người dân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала