“Di chúc” Stephen Hawking: Chờ đợi điều gì từ "Siêu nhân"?

© AP Photo / Joel RyanStephen Hawking
Stephen Hawking - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Chúng ta không nên nói về khoa học từ quan điểm của sự sợ hãi", nhà nghiên cứu Đại học Duke nói về "siêu nhân".

"Những câu trả lời ngắn cho các câu hỏi nghiêm túc" là cuốn sách cuối cùng của Stephen Hawking, vừa được xuất bản gần đây. Trong một chương, nhà vật lý cảnh báo nhân loại về khả năng xuất hiện của "siêu nhân" với DNA bị biến đổi. Theo Hawking, họ sẽ gây nguy hiểm cho cuộc sống của người bình thường.

Stephen Hawking - Sputnik Việt Nam
Hai tuần trước khi qua đời, Stephen Hawking đã dự báo về cái chết của nhân loại
Tyler Allen, nhà nghiên cứu Đại học Duke cảnh báo rằng sự xuất hiện của những người có sức mạnh siêu nhiên sẻ chia cắt xã hội thành hai phân loài mới, nơi nửa này sẽ thống trị nửa kia.

"Về mặt lý thuyết, trong tương lai gần, có khả năng người ta có thể biến đổi gen để tạo ra cái gọi là "siêu nhân", những người có các chỉ số biến đổi gen cho phép họ trở nên thông minh hơn, mạnh hơn, nhanh hơn. Nhiều khả năng, kết quả là sẽ có một sự phân tầng của xã hội thành hai phân loài, nơi phân loài này sẽ thống trị phân loài kia. Tuy nhiên, tôi tin rằng điều này vẫn còn rất xa. Không một quốc gia văn minh nào còn tiến hành các thí nghiệm di truyền trên người. Là một cộng đồng toàn cầu, chúng ta cần tập hợp và thảo luận các cách để kiểm soát khả năng can thiệp vào hệ gen của con người", Allen nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Stephen Hawking - Sputnik Việt Nam
Stephen Hawking cảnh báo loài người về cuộc xâm lăng của robot
Trả lời cho câu hỏi về sự sợ hãi về những hậu quả có thể có của những khám phá tương tự, vị chuyên gia đã lên tiếng bảo vệ khoa học:

"Tôi nghĩ chúng ta không nên sợ những khám phá khoa học. Chúng ta chỉ cần nhận thức rõ ràng những hậu quả của bất kỳ phát minh nào của chúng ta, để những khám phá khoa học chỉ mang đến ích lợi mà thôi. Hơn nữa, điều quan trọng là phải tính đến không chỉ các vấn đề hiện tại, mà còn phải nhìn về tương lai trong nhiều thập kỷ tới."

Allen đang nghiên cứu cơ chế phân tử của tế bào ung thư.

Ông được đưa vào danh sách "Forbes 30 Under 30", và khi ở tuổi 25, Allen là nhà nghiên cứu trẻ nhất trong hạng mục "Khoa học". Năm ngoái, trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ của mình, Allen trở thành thành viên của Viện Ung thư Quốc gia.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала