'Cái gì chả bán được, quan trọng là cái giá của nó”

© Ảnh : CencoBiệt thự ở Sóc Sơn
Biệt thự ở Sóc Sơn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không biết “cái gì” này có bao gồm tính nghiêm minh của pháp luật; danh dự, uy tín của chính quyền Hà Nội? báo Thanh Niên có bài phản ánh.

Lần lại lịch sử "xẻ thịt" rừng phòng hộ Sóc Sơn, thì thấy thanh tra đã quá nhiều lần, mà báo chí lên tiếng cũng không ít. Sự việc cứ như đống lửa ủ, vài năm lại khơi ra một lần, lại cháy phừng phừng, rồi lại được lấp lại gọn gàng, đợi vài năm sau khơi ra tiếp?

Theo GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT quy định trước đây, đất rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng người dân trong xã - Sputnik Việt Nam
Giáo sư Đặng Hùng Võ: Phải thu “sổ đỏ” bán đất rừng cho người ngoài Sóc Sơn

Năm 2005, Thanh tra TP.Hà Nội kết luận. Năm 2006, Thanh tra Chính phủ kết luận. Năm 2013, Thanh tra Sở TN-MT kết luận. Năm 2018, tháng 7 Sở TN-MT lại lập đoàn thanh tra; tháng 10 Chủ tịch TP yêu cầu thanh tra toàn diện… Xen giữa các cuộc thanh tra đó là báo chí liên tục phản ánh.

Thực hiện loạt phóng sự điều tra vào năm 2016, PV Thanh Niên cũng đã vào cuộc trong vai một tay buôn đất, lăn lộn 1 tháng ở Sóc Sơn và chỉ ra rõ ràng sự mua bán đất rừng công khai, sôi động giữa thanh thiên bạch nhật. Quan trọng hơn, cuộc điều tra đó còn vẽ được đường đi nước bước của quá trình hô biến đất rừng thành đất trồng cây ăn quả; từ được xây dựng lán trại thô sơ thành công trình kiên cố; từ gặp "anh Long", "chị Hằng" là những người "có thẩm quyền", cho đến bao nhiêu "củ" thì xong xuôi thủ tục, thì cơ quan chức năng vẫn mắt điếc, tai ngơ…

Lâm Đồng, Đà Lạt, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội quyết xử biệt phủ trên đất rừng Sóc Sơn
Cụ thể đến như thế, nhưng bài đăng lên chỉ như sóng gợn lên trong cốc, tịnh không thấy "cơ quan chức năng" nào vào cuộc, hỏi xem "anh Long", "chị Hằng" đó là ai. Đống lửa lại được đậy lại. Cho đến nay.

Hơn 12 năm sau tính từ năm 2006, một lớp PV mới theo dõi Hà Nội lại lên Sóc Sơn, và choáng váng trước hiện trạng rừng phòng hộ bị biến thành một đại công trường. Hồ bị lấp, nhà hàng mọc lên, khu nghỉ dưỡng, biệt thự… Tất cả những ồn ào quanh công trình của một, hai người nổi tiếng như Mỹ Linh, Thành Chương chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Phần còn lại là không hiểu sao công trình cũ chưa xử lý xong, thì công trình mới đã mọc lên ồ ạt? Không hiểu sao chính quyền xã, huyện qua bao nhiêu khóa đều "mắt kém" như nhau?

"Cái gì chả bán được, quan trọng là cái giá của nó"! Đây là câu một "cò" đất Sóc Sơn nói với PV Thanh Niên 2 năm trước.

Không biết "cái gì" của người này có bao gồm tính nghiêm minh của pháp luật; danh dự, uy tín của chính quyền Hà Nội?

Không biết sau cuộc "thanh tra toàn diện" này, liệu trong tương lai có còn đến hẹn thì nóng trở lại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала