DBQH đề nghị không dùng tiền mặt để giao dịch

© Ảnh : Vũ Phương/Người Đưa TinĐBQH Hoàng Văn Cường
ĐBQH Hoàng Văn Cường - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Hiện nay trên thế giới họ cũng không dùng tiền mặt, người ăn xin hay người bán hàng rong cũng không dùng tiền mặt. Nên không có lý do gì chúng ta lại sử dụng tiền mặt" - ĐB Hoàng Văn Cường (TP.Hà Nội) nói, theo báo Pháp luật Tp.HCM.

"Nghe báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, chúng ta có hơn 1 triệu bản kê khai tài sản, nhưng xác minh được 44 người, xử lý 6 người. Như vậy, hầu như chúng ta không làm, nên cần có cơ chế xác minh hàng năm…".

Đó là kiến nghị của ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) tại phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng, sáng ngày 25-10.

Ông Vũ Mão - Sputnik Việt Nam
Hiến kế phòng chống tham nhũng: Ngăn ‘tham nhũng chính sách’

Kiểm soát tham nhũng từ khu vực tư nhân

Ông Lưu Bình Nhưỡng đề nghị cần bổ sung cơ chế xác minh tài sản thu nhập. Theo đó, cơ quan quản lý tài sản khi nhận được bản kê khai tài sản thu nhập cá nhân cần gửi hồ sơ về địa phương để xác minh, sau đó gửi cho cơ quan chức năng. Nếu nghi vấn, cơ quan Trung ương sẽ thành lập đoàn tiếp tục xác minh.

Bên cạnh đó, vị này cho rằng cả hai phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm đều không đảm bảo. Theo ông Nhưỡng, nếu sử dụng tòa án hành chính thì không có khái niệm này. Còn nếu sử dụng tố tụng dân sự có hai vấn đề quan trọng, một là phải có hợp đồng, hai là có thiệt hại ngoài hợp đồng.

"Nếu chúng ta sử dụng khái niệm "thu hồi tài sản" thì đã khẳng định rằng đó là tài sản lấy của người khác không hợp pháp. Trong khi đó, Bộ Luật dân sự còn quy định có chiếm hữu tài sản bất hợp pháp ngay tình. Vậy vấn đề này sẽ giải quyết mối quan hệ như thế nào? Nếu không có cơ sở rất nguy hiểm… Nên cần nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng….", ông Nhưỡng nhấn mạnh.

© Ảnh : tienphong Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu tại phiên họp.
 Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu tại phiên họp.  - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu tại phiên họp.

PGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an - Sputnik Việt Nam
Nếu không minh bạch thì đừng nói chống tham nhũng
Liên quan tới phương án thu thuế, ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng phải xem ở khía cạnh khác. Nếu đã là tài sản có nghi vấn, dứt khoát phải đưa vào quá trình điều tra. Nếu là tham nhũng cần tịch thu tiền mặt.

Góp ý thêm cho dự luật này, ông Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội), cho rằng hiện nay doanh nghiệp khu vực tư đang tiếp tay cho tham nhũng. Đây là đối tượng chính luật cần kiểm soát nhưng trong dự thảo luật không đề cập đến. Ông Cường kiến nghị cần kiểm soát tham nhũng khu vực tư, hình thức công khai tài sản ba năm/lần.

Dẫn chứng thế giới đang kiểm soát dòng tiền từ đầu đến cuối, ông Cường cũng đề nghị phải "truy" đến cùng dòng tiền chứ không căn cứ trên chứng từ như hiện nay.

© Ảnh : VTVĐại biểu Hoàng Văn Cường: Báo cáo tài chính của DNNN như một phép thần thông biến hóa
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Báo cáo tài chính của DNNN như một phép thần thông biến hóa  - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Báo cáo tài chính của DNNN như một phép thần thông biến hóa

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu - Sputnik Việt Nam
Tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội cần “nhìn thẳng vào mắt người dân”
ĐB Hoàng Văn Cường cũng đồng tình với dự thảo về quy định không dùng tiền mặt để giao dịch. Tuy nhiên, ông Cường đề nghị luật cần mở rộng quy định Chính phủ phải có biện pháp tài chính và công nghệ để tất cả giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ liên quan đến sử dụng tài sản Nhà nước đều phải thực hiện không dùng tiền mặt.

"Hiện nay trên thế giới họ cũng không dùng tiền mặt, người ăn xin hay người bán hàng rong cũng không dùng tiền mặt. Nên không có lý do gì chúng ta lại sử dụng tiền mặt. Đây không những phòng chống tham nhũng mà còn tác động tích cực đến việc khuyến khích doanh nghiệp, người dân phải có hóa đơn chứng từ, chứ không phải như hiện nay", ông Cường nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cũng kiến nghị cần có khen thưởng xứng đáng đối với người đấu tranh phòng chống tham nhũng. Vì theo ông Cường những người này phải đối diện với nguy hiểm, chịu thiệt thòi như mất việc, liên lụy gia đình vợ con, thiệt hại kinh tế lớn…:

"Vì vậy, cần quy định rõ chế độ đối với người đứng lên chống tham nhũng, ít nhất bù đắp được hao tốn, chi phí khi mất đi đứng lên chống tham nhũng…", ông Cường nêu quan điểm.

Khai ra người nhận hối lộ nhưng tòa vẫn không xử được

ĐB  Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đồng tình với phương án của dự thảo Luật là giao cho Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ ngành thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập cá nhân. Theo ĐB, quan điểm này phù hợp với phân cấp quản lý, vừa sát với thực tiễn, không làm tăng thêm biên chế, không phát sinh nhiều cơ quan quản lý…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái bên hàng lang một kỳ họp Quóc hội - Sputnik Việt Nam
Tổng Thanh tra: Loại bỏ cán bộ hư hỏng ở cơ quan chống tham nhũng
Về việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc, vị đại biểu đề nghị QH phải xem xét thật kỹ lưỡng và không đồng tình với phương án xử lý tài sản tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được nguồn gốc phải chuyển qua tòa án.

"Thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra không chứng minh được tài sản, thu nhập do vi phạm pháp luật mà có thì không thể có chứng cứ, cơ sở pháp lý để quy tội và không thể chuyển cho tòa án xét xử. Thực tế nhiều vụ án phạm tội nhận hối lộ, người ta khai ông A đưa cho ông B nhưng tòa không thể kết tội vì không có căn cứ…", ông Phương dẫn chứng.

Thêm vào đó, tài sản thực tế là của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được tài sản đó là do vi phạm pháp luật mà có nhưng lại giao cho tòa xử lý để thu hồi. Ông Phương đặt câu hỏi:

"Điều này có vi phạm với Hiến pháp hay không?".

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Tài sản bất minh có dễ thu hồi?
Vị đại biểu Quốc hội khẳng định thêm nếu vụ việc không chứng minh được vi phạm mà thu hồi thì khó thực thi. Tới thi hành án hoặc cưỡng chế chắc chắn sẽ phát sinh những xung đột khó lường và sẽ làm bất an trong xã hội, gây ra sự phản kháng, kháng cự chống lại.

"Không có căn cứ pháp lý mà chuyển cho tòa án sẽ làm khó cho tòa án, vì kết luận đúng, sai không có cơ sở. Việc này sẽ dễ làm phát sinh tiêu cực, làm mất cán bộ, làm mất niềm tin của người dân, chưa nói tới làm tăng số lượng vụ án, tăng thời gian xét xử, đòi hỏi tăng biên chế cho tòa án. Tòa án hiện nay nhiều vụ xét xử người dân đã không tin rồi, trong khi đó đưa việc này vào mà không có căn cứ thì dễ phát sinh sinh tiêu cực…", ông Phương nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала