Quốc hội Việt Nam công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Có kết quả bất ngờ?

© Phương Hoa - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quốc hội đang công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh theo thứ tự các khối: Chủ tịch nước; Quốc hội; Chính phủ; Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước, theo VGP, VOV và báo Dân Trí.

Cụ thể, với 437 phiếu "tín nhiệm cao", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân không chỉ dẫn đầu trong khối Quốc hội mà còn đứng đầu so với tất cả 48 người được lấy phiếu kỳ này. Như vậy, cả 3 lần lấy phiếu tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ trở lại đây, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đều là người nhận kết quả cao nhất.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
'Tài năng như Bộ trưởng mà không dám từ chức?'

Ngưởi nhận số phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều nhất là Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ông Nhạ nhận được 137 phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp". Kế trên ông Nhạ là Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể với 107 phiếu "tín nhiệm thấp".

Trong khối Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có số phiếu "tín nhiệm cao" nhiều nhất — 393 phiếu. Tiếp đó là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với 353 phiếu "tín nhiệm cao".

Theo Điều 18 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

Trong 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trước vào năm 2013, 2014, chưa có trường hợp nào có kết quả lấy phiếu tín nhiệm với quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" để có thể xin từ chức theo quy định. Đồng thời, cũng chưa có trường hợp nào có kết quả từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp", Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm.

TT

Tên và chức vụ

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

 

KHỐI CHỦ TỊCH NƯỚC

     

1

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh

323

146

6

 

KHỐI QUỐC HỘI

     

2

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân

437

34

4

3

Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng

372

91

11

4

Phó chủ tịch Uông Chu Lưu

374

92

9

5

Phó chủ tịch Đỗ Bá Tỵ

327

135

13

6

Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển

362

102

7

7

Chủ nhiệm UB về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh

210

232

32

8

Chủ nhiệm UB Văn hoá Phan Thanh Bình

326

146

2

9

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến

290

181

3

10

Chủ nhiệm UB Khoa học Công nghệ Môi trường Phan Xuân Dũng

276

176

22

11

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định

317

145

12

12

Chủ nhiệm UB Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu

330

139

5

13

Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải

323

144

7

14

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải

279

171

25

15

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga

338

118

19

16

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc

315

133

26

17

Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh

263

182

29

18

Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý

341

120

14

19

Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt

286

166

23

 

KHỐI CHÍNH PHỦ

     

20

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

393

68

14

21

Phó thủ tướng Trương Hoà Bình

336

122

15

22

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh

377

85

10

23

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ

354

103

17

24

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

305

140

28

25

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng

210

212

50

26

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch

341

120

12

27

Bộ trưởng Công an Tô Lâm

273

149

51

28

Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh

169

270

34

29

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh

226

188

57

30

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Đỗ Văn Chiến

255

203

14

31

Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường

307

153

12

32

Bộ trưởng Lao động Đào Ngọc Dung

258

189

25

33

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

169

208

97

34

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

229

195

49

35

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

273

175

24

36

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà

159

226

89

37

Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà

197

208

69

38

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng

339

122

11

39

Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái

304

158

12

40

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long

318

134

22

41

Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

140

194

137

42

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân

157

250

64

43

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể

142

221

107

44

Bộ trưởng Văn hoá Nguyễn Ngọc Thiện

148

252

72

45

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

224

197

53

 

KHỐI TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, KIỂM TOÁN NƯỚC

     

46

Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình

286

171

18

47

Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí

204

229

41

48

Tổng kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc

245

194

36

         


Đánh giá công tâm, toàn diện

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Không được tín nhiệm thì nên từ chức
Chia sẻ với báo chí, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) cho rằng, khi chọn mức tín nhiệm với một người phải đối chiếu lại sự hoàn thành trách nhiệm đối với lĩnh vực được giao, phụ trách để xem biện pháp chỉ đạo quản lý có đạt yêu cầu không, đem lại chuyển biến gì, mặt nào cải thiện hơn. Ngoài trách nhiệm với ngành, lĩnh vực thì mỗi chính sách, hành động, thậm chí lời phát biểu, nhận xét, đánh giá của người đó phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân và chủ quyền quốc gia.

Cũng theo ông Nghĩa, một số sự việc cá biệt cần lưu ý, đánh giá công tâm. Đại biểu có trách nhiệm cao thì phải tự tìm hiểu để đánh giá toàn diện cả một quá trình, thấy những góc độ khác nhau, phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình.

VOV dẫn lời đại biểu Nguyễn Ngọc Phương — Phó trưởng đoàn đại biểu chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho biết phần lớn các báo cáo mà 48 vị gửi đại biểu Quốc hội đã nêu rất cụ thể những việc họ đã làm được và chưa làm được. Tuy nhiên ông cũng băn khoăn, có một số người chỉ nêu thành tích hoạt động của mình nhưng không nêu hạn chế và các giải pháp khắc phục.

© Ảnh : Người đưa tinĐại biểu Phạm Văn Hòa
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Phạm Văn Hòa

"Trong 48 người được lấy phiếu lần này, tôi đã định hình được ai là người phiếu tín nhiệm cao nhất nhưng cũng có những người tôi phải suy nghĩ, xem xét và có thể chấm tín nhiệm thấp", ông Nguyễn Ngọc Phương chia sẻ.

Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước và Bộ trưởng Truyền thông
Ông Phạm Văn Hoà — Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết, qua báo cáo của những người được lấy phiếu tín nhiệm, ông ghi nhận sự sát sao của các lãnh đạo, bộ trưởng, trưởng ngành trong thực hiện nhiệm vụ. Nhưng một số vị chỉ đánh giá mặt đã làm, còn hạn chế, thiếu sót thì ít đề cập.

Vị đại biểu đoàn Đồng Tháp đánh giá cao một số vị đã mạnh dạn nhận những hạn chế yếu kém trong ngành, lĩnh vực mình quản lý và đưa ra những lời hứa, lời cam kết khắc phục từ đây đến cuối nhiệm kỳ.

"Tôi sẽ chấm tín nhiệm cao đối với những vị có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch. Kế đến, tôi sẽ xem xét tinh thần, thái độ làm việc của các vị này từ đầu nhiệm kỳ đến nay như thế nào", ông Phạm Văn Hoà nhấn mạnh.

Ông Hoà cho rằng, việc xác định mức tín nhiệm phải tìm hiểu kỹ trong cả quá trình chứ không vì một số vụ việc nổi cộm mà đánh giá tín nhiệm thấp. Bản thân ông sẽ đánh giá một cách công tâm, trung thực, khách quan để không "chấm điểm" oan bất cứ ai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала