Chuyên gia đánh giá triển vọng của mẫu trực thăng tương lai của Nga

© Sputnik / Evgeny Biyatovtrực thăng Ka-52
trực thăng Ka-52 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hình ảnh của mẫu trực thăng tương lai của Nga đã xuất hiện trên mạng Internet. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Dmitry Drozdenko bình luận về hình ảnh any và nói về công nghệ “động cơ đẩy phía sau”.

Trên mạng Internet đã xuất hiện hình ảnh mẫu trực thăng chiến đấu tương lai của Nga, tạp chí Mỹ Defence Blog cũng giới thiệu hình ảnh này.

Trên hình ảnh có thể thấy động cơ đẩy phía sau giống nhiều trực thăng của Kamov. Xét theo hình ảnh, chiếc trực thăng đang được phát triển sẽ có đôi cánh và càng bánh xe có thể thu vào, và chỗ ngồi trong buồng lái bố trí cạnh nhau.

Trực thăng Ka-52 trong tập trận chung chiến lược Phía Tây-2017 của lực lượng vũ trang Cộng hòa Belarus và Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam
Trực thăng Nga của tương lai đã lộ diện trên mạng

Defence Blog đưa tin rằng, các nhà phát triển đang cải thiện tính năng tốc độ và lực năng khí động học của trực thăng.

Như dự kiến, mẫu trực thăng mới sẽ được trang bị hệ thống triệt tiêu tín hiệu hồng ngoại để đối phó với máy bay của đối phương, và sẽ có thể đạt tốc độ lên đến 700 km/giờ. Bài đăng trên Defence Blog không chỉ định thời điểm và nơi chụp ảnh. Vì thế chưa rõ mẫu trực thăng mới đang ở giai đoạn phát triển nào.

Vào tháng 2 năm 2018, Phó Thủ tướng Yury Borisov, khi đó giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng Nga, đã cho biết rằng, như dự định quân đội Nga sẽ được trang bị mẫu trực thăng cực nhanh có thể đạt tốc độ lên tới 400 km/giờ.

Máy bay trực thăng - Sputnik Việt Nam
Trực thăng chiến đấu được chế tạo dựa trên kinh nghiệm Syria sẽ xuất hiện ở Nga vào 2020
Ông Borisov nói thêm rằng, ngành công nghiệp đã sẵn sàng tạo ra một trực thăng như vậy trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm.

Tại triển lãm hàng không Dubai Airshow 2017, ông Andrei Boginsky, Tổng giám đốc Liên hiệp "Máy bay trực thăng Nga" đã cho biết rằng, vào năm 2018, công ty sẽ giới thiệu với Bộ Quốc phòng hai mẫu máy bay trực thăng tốc độ cao đầy hứa hẹn, và cơ quan quân sự sẽ chọn một dự án để tiếp tục phát triển.

Theo ông Boginsky, hai phòng thiết kế đang phát triển các mẫu trực thăng mới có thể đạt tốc độ lên tới 350 km/giờ. Cho đến nay, tốc độ tối đa của các máy bay trực thăng hiện đại, ví dụ như  máy bay trực thăng  tấn công Night Hunter (Thợ săn đêm) Mi-28N, không quá khoảng 300 km/giờ.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia trong lĩnh vực hàng không Dmitry Drozdenko, phó Tổng biên tập tạp chí "Arsenal Otechestva", bình luận về hình ảnh mẫu trực thăng chiến đấu tương lai của Nga.

Máy bay trực thăng tấn công Mi-28 NE Thợ săn đêm tại Diễn đàn Quân đội-2018 - Sputnik Việt Nam
Công ty "Trực thăng Nga" giới thiệu phiên bản Mi-28NE và Mi-35M hiện đại hóa

"Đây là một mô hình đầy hứa hẹn của phòng thiết kế Kamov, trong mẫu trực thăng mới có sử dụng công nghệ "động cơ đẩy phía sau" do các đặc tính và lực năng khí động lực của cánh quạt chịu tải. Công nghệ  "động cơ đẩy phía sau" cũng được sử dụng trong mẫu trực thăng Raider của công ty Sikorsky đang được thử nghiệm.  Nếu nói về công nghệ bảo đảm tốc độ bay rất cao thì các chuyên gia Nga cũng có thể làm như vậy. Công nghệ "động cơ đẩy phía sau" có sử dụng thiết bị đặc biệt: máy tính điện tử điều khiển từ xa mỗi cánh quạt tùy theo chế độ bay. Tức là, việc  điều khiển từ xa các cánh quạt của động cơ đẩy cung cấp cơ hội gia tăng tốc độ bay.  Và tốc độ bay ngang được bảo đảm nhờ việc bố trí động cơ đẩy phía sau.  Theo tôi,  nguyên tắc "động cơ đẩy phía sau" đầy hứa hẹn nhất trong số tất cả các phương án đã được phát triển trên thế giới. Tôi rất hài lòng vì phòng thiết kế Kamov đã chọn lựa phương án này", — ông Dmitry Drozdenko nói.

Theo ông, mục tiêu chính của các nhà phát triển là tăng thêm tốc độ bay.

"Đối với trực thăng chiến đấu, tốc độ cao là thời gian để yểm hộ, ví dụ, cho nhóm tấn công đổ bộ đang bị bao vây, đây là thời gian để tấn công; đây là thời gian bay dưới hỏa lực phòng không của đối phương. Tức là tốc độ là tính năng rất quan trọng đối với trực thăng chiến đấu", — chuyên gia Nga lưu ý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала