Moody’s hạ bậc triển vọng hệ thống ngân hàng Việt từ “tích cực” xuống “ổn định”

© REUTERS / KhamNgân hàng OceanBank tại tòa nhà PetroVietnam tại Hà Nội, Việt Nam
Ngân hàng OceanBank tại tòa nhà PetroVietnam tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, Moody's Investors Service (Moody's) đã thay đổi triển vọng trong 12-18 tháng tới của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “tích cực” xuống “ổn định”, - như Lao Động đưa tin.

"Rủi ro tài sản vẫn cao sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng. Thêm vào đó, các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ khiến Việt Nam dễ bị tác động bởi đà giảm tốc của hoạt động thương mại" — Rebaca Tan, chuyên gia phân tích của Moody's — đánh giá về thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Eugene Tarzimanov — Phó Chủ tịch và là chuyên viên Tín dụng Cấp cao của Moody's — cho hay:

Những người phụ nữ đang bán gà ở chợ quê ngoại ô Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Moody’s lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

"Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ vẫn mạnh và chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ được cải thiện, qua đó giúp củng cố khả năng sinh lời".

Moody's thay đổi triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ "tích cực" sang "ổn định". Việc điều chỉnh này dựa trên 6 tiêu chí: Môi trường hoạt động (ổn định); rủi ro tài sản (cải thiện), vốn (ổn định); tài trợ và thanh khoản (ổn định); lợi nhuận và hiệu quả (cải thiện); và sự hỗ trợ của chính phủ (ổn định).

Đánh giá môi trường hoạt động, Moody's cho rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam sẽ hỗ trợ môi trường hoạt động của các ngân hàng.

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Moody’s dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam như thế nào?
Moody's kỳ vọng tăng trưởng GDP thực của Việt Nam ở mức 6,7% vào năm 2018 và 6,5% vào năm 2019, là quốc gia tăng trưởng mạnh trong khu vực Asean, nhờ vào khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tăng trưởng tín dụng trong nước sẽ ở mức trung bình khoảng 16% vào năm 2018, giảm so với mức 20% năm 2017, khi Chính phủ Việt Nam tìm cách kiểm soát lạm phát xuống dưới 4%.

Moody's dự báo chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam sẽ được cải thiện trong 12-18 tháng tới, vì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ giúp cải thiện khả năng trả nợ của người vay và cho phép các ngân hàng đẩy nhanh việc xóa bỏ các tài sản cũ có vấn đề.

Tuy nhiên, Moody's cho rằng tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong vài năm gần đây có thể dẫn tới sự suy giảm chất lượng tài sản khi các khoản nợ mới đáo hạn, mặc dù tình trạng này ít có khả năng xảy ra trong giai đoạn 12-18 tháng tới.

Áp lực tăng lãi suất - Sputnik Việt Nam
Moody’s cảnh báo Việt Nam thận trọng với chính sách nới lỏng tiền tệ
Theo Moody's, vốn hóa của các ngân hàng cũng sẽ tương đối ổn định. Việc siết chặt tăng trưởng tài sản sẽ làm giảm áp lực lên vốn hóa của ngân hàng, trong khi khả năng tạo vốn nội bộ tiếp tục được cải thiện cùng với khả năng sinh lời tại hầu hết các ngân hàng đã được xếp hạng.

Nguồn vốn sẽ ổn định khi tăng trưởng tín dụng chậm lại. Moody's chỉ ra rằng tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng khá cao, làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn vốn nhạy cảm với thị trường, chẳng hạn như các khoản vay liên ngân hàng. Khi tăng trưởng tín dụng được điều chỉnh theo tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tỉ lệ cho vay/tiền gửi của các ngân hàng sẽ được duy trì ổn định.

Về lợi nhuận, Moody's cho rằng khả năng sinh lời của các ngân hàng sẽ tốt hơn vì biên lãi suất sẽ tiếp tục được cải thiện, khi các ngân hàng thúc đẩy hoạt động cho vay trong lĩnh vực bán lẻ và tấn công phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, chi phí tín dụng sẽ giảm khi ngày càng nhiều ngân hàng giảm thiểu lượng tài sản có vấn đề.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cải cách hành chính Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu, Bộ Y tế áp chót
Còn về hỗ trợ từ chính phủ, Moody's nhận định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng nội khi cần thiết, chủ yếu dưới dạng hỗ trợ thanh khoản và giãn nợ từ Ngân hàng Nhà nước.

Hồi cuối năm 2017, Moody's  đã xếp hạng 16 ngân hàng tại Việt Nam, chiếm 61% tổng tài sản hệ thống ngân hàng.

Ba trong số 16 ngân hàng — Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, B1 ổn định, b2), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, B1 ổn định, ba3) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank, B1 ổn định, b1) — được kiểm soát bởi Chính phủ, trong khi 13 ngân hàng còn lại là các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала