Ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ thắng kiện vợ, đòi lại con dấu thuộc Tập đoàn Trung Nguyên

© Ảnh : VietnamnetĐặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cấp phúc thẩm bác kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, giữ nguyên quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Trí thức trẻ cho biết.

Ngày 12/11, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm đại diện, yêu cầu bị đơn Lê Hoàng Diệp Thảo (thành viên công ty, vợ ông Vũ) trả lại 12 con dấu và hơn 20 giấy đăng ký kinh doanh của các công ty, chi nhánh thuộc Tập đoàn Trung Nguyên.

Lê Hoàng Diệp Thảo - Sputnik Việt Nam
Bà Diệp Thảo yêu cầu cưỡng chế vì hơn 10 ngày chưa về được Trung Nguyên

Sau khi nghị án, HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận quan điểm bào chữa của luật sư phía nguyên đơn (ông Vũ), bác kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, cho rằng cấp sơ thẩm xét xử có cơ sở.

Như vậy sau bản án này, tòa giữ quyết định bản án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ đứng đơn khởi kiện. Bà Thảo buộc phải trả lại toàn bộ con dấu và giấy phép kinh doanh nói trên.

Ông chủ Trung Nguyên kiện vợ đòi con dấu công ty

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam
Đặng Lê Nguyên Vũ, "vua cà phê" hay "nhân vật quái dị'?
Theo đơn kiện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, sáng 16/10/2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã dẫn theo một số người đến trụ sở của TNH khống chế bà Lê Thị Bích Hạnh (thư ký Ban giám đốc) để cưỡng đoạt hàng loạt con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên, các công ty con và chi nhánh của các công ty trong hệ thống Tập đoàn Trung Nguyên.

Ngày 23/10/2015, bà Thảo đã gửi đến toàn bộ nhân viên và quản lý cấp cao của Tập đoàn Trung Nguyên Quyết định số 23.10/QĐBN-HĐQT, mạo danh HĐQT để tự bổ nhiệm chính mình giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (TNG), sử dụng con dấu TNG mà bà chiếm đoạt để đóng lên quyết định này.

Ngày 30/5/2017, bà Thảo tự ý nhân danh  Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên phát hành các văn bản có đóng dấu của công ty này đến các nhà phân phối của Tập đoàn Trung Nguyên để yêu cầu đối tác "dừng việc phân phối hay bán sản phẩm Trung Nguyên, G7 tại thị trường Mỹ".

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Tôi đã từng yêu Đặng Lê Nguyên Vũ lúc anh ấy nghèo khó nhất, cơ hàn nhất, thì không lý do gì tôi lại không yêu thương người cha của 4 đứa con của mình thêm một vài lần nữa. - Sputnik Việt Nam
Bà Thảo: "Tôi xin gửi đơn cầu cứu khẩn thiết đến Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng!"
Do đó, ông Vũ kiện bà Thảo về hành vi chiếm giữ trái phép các con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH, cùng các công ty con thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi trái phép, chiếm đoạt con dấu của công ty về quản lý và sử dụng con dấu.

Chủ tịch tập đoàn cà phê Trung Nguyên yêu cầu vợ chấm dứt hành vi đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền, chấm dứt hành vi nhân danh Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên để thực hiện các công việc không thuộc thẩm quyền. Ông Vũ còn yêu cầu bà Thảo trả ngay cho TNH con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà bà Thảo đã chiếm đoạt.

Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Lê Hoàng Diệp Thảo và Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam
Ông Vũ, bà Thảo và chuyện tố cáo lạ kỳ trong lịch sử kinh doanh
Đại diện công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên cho rằng hành vi của bà Thảo gây khó khăn cho Trung Nguyên trong việc giao dịch với đối tác, khách hàng… Tập đoàn đã nhiều lần yêu cầu trả lại toàn bộ con dấu và giấy đăng ký kinh doanh nhưng bà Thảo chưa thực hiện.

Theo người đại diện, từ cuối năm 2014, bà Thảo không còn được ủy quyền thực hiện bất kỳ công việc liên quan đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên, từ khi nắm giữ con dấu, bà Thảo đã sử dụng trái phép thực hiện nhiều hành vi khác.

Trước đó, HĐXX cấp sơ thẩm cho rằng, trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 3 vào năm 2016, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người đại diện pháp luật cho Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo không phải người đại diện của công ty nên không có quyền chiếm giữ con dấu.

Pháp luật về Doanh nghiệp cũng quy định, việc quản lý sử dụng con dấu phải thực hiện theo điều lệ công ty — tức con dấu phải được lưu giữ tại công ty. "Như vậy việc bà Thảo chiếm giữ con dấu và giấy chứng nhận đăng ký là trái quy định của pháp luật nên yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở chấp nhận" — bản án sơ thẩm nhận định.

Do đó, tòa cũng buộc bà Thảo phải dừng việc sử dụng con dấu của Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên bởi bà không phải người có thẩm quyền, mà chỉ là thành viên của HĐQT và cổ đông góp vốn nên phải tuân thủ quy định của điều lệ doanh nghiệp và cổ đông công ty.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng bản án sơ thẩm trái pháp luật

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam
Câu chuyện vận vào cuộc đời vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ
Sau khi TAND TP HCM xét xử sơ thẩm và tuyên thua kiện. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có đơn kháng cáo đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm. Phía bị đơn khẳng định bà Thảo có quyền để giữ con dấu của Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên.

Tại phiên tòa hôm nay, cả bà Thảo và ông Vũ đều không đến tòa mà chỉ cử luật sư và người đại diện. Người đại diện của bà Thảo giữ nguyên kháng cáo, cho rằng bản án sơ thẩm ban hành trái pháp luật.

"Bà Thảo cho biết con dấu công ty thất lạc từ năm 2017. Nhưng cấp sơ thẩm không xác định con dấu còn hay không cũng như không thẩm định giá trị của nó mà đã ban hành bản án" — Người đại diện ủy quyền của bà Thảo nói.

Trong khi đó, luật sư của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng điều này là không có căn cứ vì bà Thảo từng khai đã chuyển giao lại con dấu cho ông Vũ nhưng ông này không chấp nhận. Phía Nguyên đơn cho rằng từ cuối 2014, bà Thảo không còn được ủy quyền thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến công ty. Tuy nhiên, trong thời gian chờ xét xử vụ án, bà này vẫn sử dụng con dấu.

Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam
Đặng Lê Nguyên Vũ: "Qua đâu có tâm thần!"
Trước đó tại phiên sơ thẩm, bà Thảo và người đại diện theo ủy quyền đều không đến dự, dù tòa đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai. Do đó, HĐXX xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, bà Thảo có bản tường trình đến tòa khẳng định bản thân là cổ đông sáng lập nắm 30% cổ phần công ty. Bà cũng cho rằng mình là vợ của ông Vũ, dó đó tài sản của công ty là tài sản chung  và bà "có đủ quyền để nắm giữ, sở hữu".

Bà Thảo cũng cho rằng chồng mình là ông Vũ thường xuyên vắng mặt tại công ty.Bà phải thay mặt chồng đứng ra giải quyết các vấn đề của công ty với tư cách Phó Tổng giám đốc thường trực.  Lúc ông Vũ trở lại tiếp nhận công việc, bà đã chuyển giao lại con dấu và giấy tờ nhưng ông không tiếp nhận. Việc này cũng được thừa phát lại lập vi bằng.

Liên quan quyền điều hành hoạt động của cà phê Trung Nguyên, từ cuối năm 2015, vợ chồng ông Vũ xảy ra nhiều tranh chấp. Ngoài việc thụ lý giải quyết vụ án ly hôn, các cơ quan tố tụng đã và đang giải quyết nhiều vụ án khác của họ như: quyền điều hành Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, kiện yêu cầu "hủy quyết định miễn nhiệm" chức vụ phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo do ông Vũ ký, kiện hành chính đối với Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh (ĐKKD), Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương….

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала