Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam qua góc nhìn quốc tế

© Sputnik / Alexey Drujinin  / Chuyển đến kho ảnhNguyễn Phú Trọng
Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong 5 năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện quyết liệt, có bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, không những tạo được hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong nước mà còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, báo Thanh Tra có bài viết đáng chú ý.

Từ tín hiệu tích cực theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế…

Ra đời năm 1995, Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) được công bố hàng năm, là chỉ số uy tín đứng đầu thế giới về tham nhũng trong khu vực công thông qua việc xếp hạng các quốc gia trên thế giới.

Quân nhân trên nền cờ Đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam khai trừ 1 ủy viên Bộ Chính trị, kỷ luật nhiều ủy viên Trung ương

Ngày 22/2/2018, TI đã công bố CPI 2017, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng trong khu vực công. Theo đó, năm 2017, Việt Nam đạt 35/100 điểm (thang điểm từ 0 — 100 của CPI, trong đó 0 là tham nhũng nghiêm trọng và 100 là rất trong sạch), xếp hạng 107/180 toàn cầu, nhảy tới 6 bậc so với năm 2016.

Theo TI, những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực, nổi bật trong phòng, chống tham nhũng, tạo được đà tiến bộ, chuyển biến mới rất đáng khích lệ.

© Ảnh : Screenshot/Transparency InternationalTheo đánh giá CPI của TI năm 2017, Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu, nhảy tới 6 bậc so với năm 2016
Theo đánh giá CPI của TI năm 2017, Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu, nhảy tới 6 bậc so với năm 2016 - Sputnik Việt Nam
Theo đánh giá CPI của TI năm 2017, Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu, nhảy tới 6 bậc so với năm 2016

Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
"Có ông 14-15 sân sau, đừng nói Thủ tướng không biết"
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh phần lớn các nước trong nhóm đứng đầu bị giảm điểm; nhiều nước ASEAN bị tụt hạng; Trung Quốc với các nỗ lực "đả hổ, diệt ruồi" cũng chỉ tăng 1 điểm (từ 40 lên 41), xếp hạng từ 79 lên 77 so với năm 2016. Theo TI, phần lớn các nước tiến quá chậm trong nỗ lực chống tham nhũng, thậm chí không có tiến bộ gì.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) — Cơ quan Đầu mối Quốc gia của TI tại Việt Nam, cho rằng, việc tăng điểm CPI trong hai năm liên tiếp (2016 — 2017), dù chỉ là tăng nhẹ, nhưng cũng cho thấy chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua.

Trước đó, năm 2016, Việt Nam được 33/100 điểm, đứng thứ 113/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, điểm số của Việt Nam tăng nhẹ (tăng 2 điểm so với mức điểm 31/100 trong suốt các năm từ 2012 đến 2015).

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV với tỷ lệ tán thành 95,26%. - Sputnik Việt Nam
Kỳ họp “dài hơi” nhất của Quốc hội Việt Nam
TT cho rằng, năm 2017, với những cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng trong nước đã đạt được một số kết quả nổi bật, bao gồm việc xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng như tiến hành sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Tuy nhiên, theo tổ chức TT, với 35/100 điểm, mức độ tham nhũng tại Việt Nam vẫn ở mức cao, đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực công.

… Đến những đánh giá khách quan của bạn bè quốc tế

Các nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng, chống tham nhũng bước đầu đã mang lại những kết quả đáng kể, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Sao mãi không làm rõ ai "chống lưng" cho Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh?
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh tra, ông Giles T.Cooper — Đồng Chủ tịch Nhóm Công tác Quản trị và Liêm chính, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho rằng:

"Việt Nam là thị trường sôi động với tăng trưởng GDP mạnh. Đầu tư nước ngoài là một nguồn đáng kể của sự tăng trưởng đó, được củng cố bởi một lực lượng lao động lớn, trẻ tuổi và năng động. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là một trở ngại và nó đang làm cho đất nước chưa phát huy được đầy đủ tiềm năng của mình. Trong thời gian gần đây, chúng tôi đã chứng kiến ​​một nỗ lực chống và xử phạt tham nhũng tích cực, rất đáng hoan nghênh từ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam".

Đồng quan điểm trên, giáo sư Dennis McCornac (Đại học Loyola Maryland, Mỹ) cho rằng, mọi chuyện đã có chuyển biến khi luật pháp nghiêm minh hơn. Hiện, giới đầu tư nước ngoài tin tưởng rằng Việt Nam đang quyết tâm đẩy mạnh chống tham nhũng, tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, không còn nhũng nhiễu, hối lộ.

Ông Miguel Chanco, chuyên gia ASEAN của Tổ chức Nghiên cứu Economist Intelligence Unit (Anh) thì bác bỏ quan ngại cho rằng, công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam sẽ làm "chùn chân" các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về một môi trường chính trị bất ổn. "Trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy điều đó. Các con số thống kê đều chứng minh: Đầu tư nước ngoài và các hạng mục đầu tư vẫn tiếp tục ở mức mạnh và ổn định kể từ đầu năm 2016, thời điểm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đẩy mạnh công cuộc này" — ông Chanco nhấn mạnh.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa được cơ quan chức năng dẫn giải ra tòa. - Sputnik Việt Nam
Tội phạm trong chính cơ quan chống tội phạm: "Thế giới ngầm" lũng đoạn quyền lực
Còn theo tiến sĩ Edmund Malesky, Trưởng nhóm Điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tại Việt Nam, những nghiên cứu gần đây cho thấy cảm nhận về tham nhũng của người dân và doanh nghiệp đã có chuyển biến.

"Đã có những thay đổi tích cực về thủ tục hành chính, luật lệ và tiếp cận thông tin. Tất cả đều nhằm giải quyết những hệ quả tiêu cực của tham nhũng đối với cảm nhận người dân", ông Malesky nhận định.

Để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Việt Nam là Thanh tra Chính phủ đã tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các cơ quan, tổ chức đồng cấp của các nước. 

© Ảnh : Nhã Lan/CANDTổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái tiếp Đoàn Đại biểu Cấp cao Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc do ông Lee Geonlee, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban làm Trưởng đoàn.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái tiếp Đoàn Đại biểu Cấp cao Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc do ông Lee Geonlee, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban làm Trưởng đoàn. - Sputnik Việt Nam
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái tiếp Đoàn Đại biểu Cấp cao Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc do ông Lee Geonlee, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban làm Trưởng đoàn.

Tháng 7 vừa qua, tại buổi làm việc giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam với Đoàn Đại biểu Cấp cao Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc, ông Lee Geonlee, Phó Chủ tịch — Tổng Thư ký Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân có phát biểu: "Tôi rất vui khi nhận được thông tin Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tố cáo sửa đổi. Để phòng, chống tham nhũng thì cần một vấn đề nữa là làm tốt cơ chế bảo vệ người tố cáo. Cần tạo ra môi trường để người dân yên tâm tố cáo tham nhũng thì mới tạo ra xã hội lành mạnh".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu - Sputnik Việt Nam
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu xử nghiêm án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng
Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phòng, chống tham nhũng với nhiều nước trong APEC, ASEAN, châu Âu, các tổ chức quốc tế… đóng góp tích cực vào nỗ lực chung. Nhiều giải pháp của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, học hỏi để vận dụng…

Và, niềm tin cho cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gọi nạn tham nhũng là "giặc nội xâm", gây ra nhiều thiệt hại đối với nền kinh tế của đất nước và lợi ích của nhân dân; đồng thời khẳng định quyết tâm loại trừ tệ nạn này.

Ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức Chủ tịch nước ngày 23/10 vừa qua, các hãng thông tấn lớn trên thế giới từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga… đồng loạt đưa tin về sự kiện và đặc biệt nhấn mạnh dấu ấn của Tổng Bí thư trong cuộc chiến chống tham nhũng.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNQuang cảnh Lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Quang cảnh Lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.  - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh Lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV. - Sputnik Việt Nam
Vận nước đang lên và vai trò lãnh đạo của Đảng
Hãng tin Reuters (Anh) gọi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là "kiến trúc sư của cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam", nhấn mạnh rằng đây một trong dấu ấn đậm nét của ông kể từ khi nhậm chức Tổng Bí thư vào năm 2011.

Trong khi đó, Hãng tin AFP (Pháp) dẫn lời các chuyên gia đánh giá rằng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch chống tham nhũng trong thời gian tới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản".

Kết quả tích cực bước đầu cùng những đánh giá cao của quốc tế sẽ là động lực để công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam tiếp tục mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, mang lại nhiều hơn niềm tin trong nhân dân trên con đường phát triển đất nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала