Maidan ở Paris: Trump đặt điều kiện cho Pháp, nhưng mọi người tìm “dấu vết của Kremlin”

© REUTERS / Vincent KesslerTổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Pháp và Hoa Kỳ Donald Trump ở Paris, Pháp
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Pháp và Hoa Kỳ Donald Trump ở Paris, Pháp - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những dự báo mỉa mai của người dùng mạng xã hội Nga đã trở thành hiện thực: trong sự kiện "Maidan của Paris", người ta đã tìm thấy "dấu vết Nga". Sau đây là bài bình luận của tác giả trang blog Ivan Danilov cho Sputnik.
Dấu vết Nga trong phong trào Gilê vàng - Sputnik Việt Nam
Dấu vết Nga trong phong trào Gi-lê vàng

Không thể phủ nhận rằng, trong tương lai luận án về việc "bộ máy tuyên truyền của Nga" đã truyền cảm hứng cho cuộc bạo loạn ở Paris sẽ không chỉ trở nên cực kỳ phổ biến trên các phương tiện truyền thông châu Âu và Mỹ, mà còn sẽ tạo cái cớ để áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga. Câu giả định này ngày càng trở thành thực tế sau khi Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói với các nhà báo rằng, Tổng Thư ký Quốc phòng và An ninh Pháp đang điều tra thông tin về việc Nga có liên quan đến các cuộc biểu tình của "áo gile vàng":

Tôi biết về những tin đồn như vậy… Nên chờ đợi kết quả điều tra. Tôi sẽ không phán xét chừng nào chưa làm sáng tỏ sự thật ", — ông Le Drian nói.

Mặt khác, nếu không chú ý đến cơn cuồng loạn thường kỳ chống lại Nga, thì có thể nói rằng, ở Paris đang diễn ra một cuộc thí nghiệm chính trị-xã học độc đáo: liệu cuộc cách mạng sắc màu không nhận được sự ủng hộ của bộ máy chính trị châu Âu có thể giành phần thắng hay không? Cho đến nay câu trả lời phổ biến nhất là: không, không thể, nhưng, trong trường hợp của Pháp, quá trình vẫn còn rất xa mới hoàn thành.

Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam
Ông Macron đề nghị thành lập "quân đội toàn châu Âu"

 Những nhà bình luận và nhà phân tích chỉ ra "dấu chân" Trump trong các sự kiện ở Pháp và khả năng các sự kiện đó có liên quan đến những lợi ích mang màu sắc địa chính trị đều bị chế giễu vì tư duy âm mưu. Tất nhiên, có những người tin tưởng một cách chân thành vào chuỗi sự trùng hợp như sau: Macron tuyên bố về sự cần thiết phải tạo ra một "quân đội châu Âu", để châu Âu tuyên bố độc lập khỏi Hoa Kỳ, ông thể hiện sự sẵn sàng đấu tranh đến cùng chống Mỹ trong cuộc chiến thương mại, cố gắng tạo ra một cơ chế né tranh các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Iran và ủng hộ việc giảm các giao dịch đô la Mỹ trong hệ thống tài chính châu Âu và toàn cầu. Và đây, ở Pháp bất ngờ bùng nổ một "cuộc cách mạng màu sắc" với các biểu tượng được biết rõ của nó, có sự phối hợp thông qua các mạng xã hội, có cả "học sinh nhảy" và những  nhạc sĩ biểu diễn cho những người biểu tình trước mặt "cảnh sát đáng sợ" và thậm chí cả những cảnh video ghi lại cảnh sát đánh đập những người biểu tình mà "họ là trẻ em".

Có cả những "sự trùng hợp" khác: Tổng thống Hoa Kỳ hướng tới Macron thông qua Twitter và đặt ra điều kiện: Macron phải đồng ý trả 2% GDP để tài trợ cho Quân đội Hoa Kỳ, phải từ bỏ Hiệp ước Paris về Biến đổi khí hậu. Trump thậm chí nhấn mạnh rằng những người biểu tình ở Paris đang hô vang "chúng tôi muốn Trump!". Có lẽ đây cũng chỉ là một sự trùng hợp. Có lẽ một sự trùng hợp ngẫu nhiên là việc Steve Bannon, nhà  tư vấn chính trị của Tổng thống Mỹ, người đã điều hành chiến dịch tranh cử của Trump, chuyên gia về các tổ chức chính trị "hoạt động ngấm ngầm", hiện đang ở châu Âu với mục đích tạo ra một phong trào chính trị ủng hộ Trump. Phát biểu tại Brussels, Bannon nói rằng, những người đang biểu tình ở Pháp là "những cử tri đã bầu Trump". Xin nhắc lại rằng, có lẽ tất cả điều này chỉ là các sự trùng hợp, tuy nhiên, vẫn có cơ sở để chúng ta có những nghi ngờ về giả thiết rằng, Macron chỉ đơn giản không gặp may, và tình trạng bất ổn đã bùng nổ mà không có sự can thiệp nào từ bên ngoài.

  Tất cả những điều nói trên không có nghĩa là làn sóng biểu tình không có các nguyên nhân trực tiếp. Ngược lại: bất kỳ sách giáo khoa nào về đảo chính, bắt đầu từ công trình nổi tiếng của nhà khoa học chính trị Mỹ Edward Luttwak "Cuộc đảo chính. Hướng dẫn thực hiện" đều khuyến nghị các nhà tổ chức và các nhà tài trợ cuộc đảo chính nên sử dụng các vấn đề và mâu thuẫn hiện có trong nước. Đa phần người Pháp không hài lòng với Macron, nền kinh tế Pháp đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, người Pháp phải đóng thuế rất cao, giá nhiên liệu diesel ngay cả sau khi bãi bỏ thuế Macron là khoảng 1,4 euro / lít (theo GlobalPetrol), và nhiều người Pháp bực mình vì thái độ kiêu ngạo của vị Tổng thống. và chính sách chống xã hội của ông.

Chiếc xe bị đốt cháy trong phong trào biểu tình phản đối áo ghi lê vàng ở Paris - Sputnik Việt Nam
Số người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình ở Paris đã vượt quá con số 1,7 nghìn

  Trong điều kiện này, dễ hiểu tại sao tham gia các cuộc biểu tình có những người từ các tầng lớp xã hội rất khác nhau, họ đưa ra những yêu cầu rất khác nhau (đôi khi xung khắc nhau), và cũng dễ hiểu tại sao  những người biểu tình nhận được sự ủng hộ rộng rãi (theo các cuộc thăm dò gần đây, hơn 70% người Pháo ủng hộ phong trào "áo gile vàng"). Nhưng sự ủng hộ này dựa trên một chương trình nghị sự tiêu cực, tức là, phần lớn người Pháp muốn để Cung điện Elysee nhận thức được rằng, chính sách của Macron và bản thân Macron đang gây ra sự phản đối. Trong khi đó, phong trào này không đề xuất một nhân vật chính trị nào để đóng vai trò lãnh đạo. Nhân tiện, những người biểu tình kiên quyết ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của những chính trị gia cực đoan và cấp tiến nhất hòa nhập vào phong trào này. Điều đó có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng, ngay từ đầu những cuộc biểu tình chỉ đóng vai trò chiếc búa đập vào nước Pháp, vào nền kinh tế và hệ thống chính trị của Pháp. Rất có thể người đặt hàng "cuộc cách mạng màu sắc" không cần bất kỳ cải cách nào và không quan tâm đến nguyện vọng của người dân thường: sự tức giận và kỳ vọng của người dân Pháp vào tương lai tốt hơn chỉ được sử dụng để phá hủy nhà nước của họ. Tôi muốn hỏi: điều này có nhắc nhở bạn điều gì không?

Xét theo thực tế rằng những cuộc biểu tình của "áo gile vàng" đã được ghi nhận ở Bỉ và Hà Lan, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng không chỉ Pháp, mà toàn bộ châu Âu, kể cả những nước thịnh vượng nhất, hiện đang phải đối mặt cuộc khủng hoảng xã hội có hệ thống, do đó các quốc gia châu Âu dễ bị tổn thương bởi những biến động xã hội như vậy. Trong nhiều năm liền châu Âu đã né tránh những cuộc cách mạng, sự kiện kiểu Maidan và cuộc nội chiến, nhưng, bây giờ thời đại bình yên đã qua, ờ châu Âu hiện có quá nhiều mâu thuẫn xã hội, và hệ thống chính trị rõ ràng không có khả năng đáp ứng đầy đủ các thách thức của xã hội, có nghĩa là sớm hay muộn tại nhiều thủ đô châu Âu có thể xảy ra những sự kiện như ngày nay ở Paris.

© Sputnik / Irina Kalashnikova / Chuyển đến kho ảnhCuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
Cuộc biểu tình áo gile vàng ở Paris - Sputnik Việt Nam
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала