Chuyên gia quân sự giải thích tại sao Chính phủ Mỹ cho phép bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ

Đăng ký
Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý với thương vụ bán hệ thống tên lửa Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov nói lên ý kiến ​​về lý do tại sao Hoa Kỳ thông qua quyết định này. Theo thông tin của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Lầu Năm Góc,  Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tán thành bản hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD bán hệ thống tên lửa Patriot và các thiết bị đi kèm cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Зенитно-ракетный комплекс Patriot - Sputnik Việt Nam
Ý kiến chuyên gia: Mỹ đang cố gắng phá vỡ hợp đồng cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ

 Ankara đã yêu cầu Washington cung cấp bốn hệ thống Patriot với hai mươi bệ phóng và tám mươi quả tên lửa đánh chặn.

Lầu Năm Góc giải thích rằng, Thổ Nhĩ Kỳ dự định sử dụng các tổ hợp này để tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa, để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và ngăn chặn các mối đe dọa trong khu vực.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giải  thích thêm rằng, thương vụ này sẽ giúp củng cố khả năng phòng thủ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ "để bảo vệ chống lại sự xâm lược và để bảo vệ các đồng minh NATO". Thông tin về việc Mỹ cho phép bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ được công bố trong bối cảnh mối quan hệ giữa Ankara và Washington đang là khá căng thẳng do một số vấn đề.

  Ví dụ, Washington không hài lòng với việc Thổ Nhĩ Kỳ có ý định ký hợp đồng với Nga để mua tổ hợp phòng không S-400. Mỹ phản đối mạnh mẽ và cảnh báo sẽ trừng phạt Ankara vì mua vũ khí Nga.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, tiến sỹ khoa học quân sự Konstantin Sivkov giải thích lý do tại sao Hoa Kỳ cho phép cung cấp các tổ hợp Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Tên lửa phòng không S-400 của Nga - Sputnik Việt Nam
S-400 Nga chống Patriot Mỹ. Có gì khác biệt?

 "Hoàn toàn rõ ràng là Hoa Kỳ muốn "đẩy" Nga ra khỏi thị trường vũ khí hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đây Washington đã đưa ra lập luận rằng S-400 không tích hợp được với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng, sau khi mua các hệ thống tên lửa S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phụ thuộc vào Nga trong việc cung cấp đạn dược và linh kiện, cũng như trong việc huấn luyện, đào tạo bộ đội tên lửa phòng không. Tức là, Hoa Kỳ nhận thức được rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xích lại gần Nga sau thương vụ mua các tổ hợp tên lửa S-400 của Matxcơva. Trong khi đó, không phải ngẫu nhiên mà Ankara xích lại gần Nga. Vấn đề là ở chỗ: bây giờ các hệ thống phòng không ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là hệ thống Nike-Hercules của Mỹ đã được phát triển vào những năm 1950. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần yêu cầu Mỹ cung cấp những hệ thống phòng không hiện đại, nhưng, Hoa Kỳ đã từ chối. Bây giờ Washington đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống phòng thủ tên lửa, tức là các hệ thống đó không thể giải quyết đầy đủ các vấn đề phòng không. Và S-400 có khả năng giải quyết các nhiệm vụ cả phòng không và phòng thủ tên lửa, tức là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ", — chuyên gia Konstantin Sivkov giải thích.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала