Kế 'bài binh bố trận' của Sabeco

© Ảnh : BCSI-VIBIZNhà máy sản xuất bia Sài gòn- Sabeco
Nhà máy sản xuất bia Sài gòn- Sabeco - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo thông tin từ Tuổi trẻ, Sabeco đề xuất phương án để đảm bảo doanh nghiệp này không bỏ tiền mà vẫn có được 26% vốn điều lệ trong pháp nhân mới với Công ty Hiệp Phúc và không bị vi phạm "đầu tư ngoài ngành" và được với Bộ Công thương đồng ý.

Như thông tin đã nêu, ngày 27-3-2015, ông Võ Thanh Hà, đại diện bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco thời điểm này, đã có báo cáo đề xuất Bộ Công thương được hợp tác với Công ty Hiệp Phúc với số vốn góp 26% vốn điều lệ, thông qua việc thành lập một pháp nhân mới để triển khai dự án căn hộ thương mại tại khu đất 76 Tôn Thất Thuyết, quận 4.

TS Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) - Sputnik Việt Nam
Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc "bắt bài" chiêu chuyển giá của Sabeco

Cũng theo báo cáo này, nếu Sabeco không tham gia góp tối thiểu 26% vốn điều lệ cùng Công ty Hiệp Phúc, "Nhà nước sẽ thu hồi khu đất để bán đấu giá. Hiệp Phúc không thể đứng một mình làm chủ đầu tư dự án". 

Ngoài ra, theo Sabeco, việc giữ lại khu đất này nhằm "tạo cơ hội cho 20 cán bộ công nhân viên đang cư ngụ trong khuôn viên khu đất 474 Nguyễn Chí Thanh của Sabeco có nơi ở mới".

Tuy nhiên, Sabeco cho biết "không thể góp vốn đầu tư ngoài ngành theo quy định hiện hành của Nhà nước, còn Hiệp Phúc không đồng ý góp thay (cho/tặng) phần vốn điều lệ này cho Sabeco". Ngược lại, nếu "Sabeco không tham gia (dự án) thì Hiệp Phúc không thể tiếp tục tham gia". Và điều này "sẽ gây thiệt hại cho đối tác vì Hiệp Phúc đã bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc cho dự án này".

© Ảnh : HOÀI LINH/Tuổi TrẻKhu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM với 4 mặt tiền đã được Sabeco “bán” rẻ cho ba công ty tư nhân
Khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM với 4 mặt tiền đã được Sabeco “bán” rẻ cho ba công ty tư nhân - Sputnik Việt Nam
Khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM với 4 mặt tiền đã được Sabeco “bán” rẻ cho ba công ty tư nhân

Bia - Sputnik Việt Nam
Sự thật vụ Sabeco chi tiền thưởng cho lãnh đạo "quá tay" gần 13 tỉ đồng
Dù khẳng định "không được hưởng lợi gì từ khu đất này" nhưng trong báo cáo, Sabeco cũng đề xuất với Bộ Công thương phương án để đảm bảo doanh nghiệp này không bỏ tiền mà vẫn có được 26% vốn điều lệ trong pháp nhân mới với Công ty Hiệp Phúc và không bị vi phạm "đầu tư ngoài ngành".

Theo đó, 8% vốn điều lệ để thành lập pháp nhân mới sẽ do Công ty Hiệp Phúc chi trả, được quy đổi về giá trị lợi thế từ việc nếu Sabeco không tham gia thì Công ty Hiệp Phúc không thể tiếp tục tham gia dự án. 18% còn lại, Công ty Hiệp Phúc ứng tiếp (không tính lãi suất) để Sabeco góp đủ 26% vốn điều lệ theo quy định.

Và sau khi được UBND TP chấp thuận cho làm chủ đầu tư từ pháp nhân mới, Sabeco sẽ thoái vốn bằng phụ lục hợp đồng ký với Công ty Hiệp Phúc. Cụ thể, khi thoái 8% vốn điều lệ ra khỏi pháp nhân mới, Sabeco sẽ được nhận không ít hơn 20 căn hộ đã xây dựng hoàn thiện, diện tích mỗi căn 80-100m2. 18% còn lại Sabeco sẽ thoái tiếp theo hình thức chuyển nhượng nguyên giá cho Hiệp Phúc, để cấn trừ công nợ do Hiệp Phúc đã ứng tiền góp hộ cho Sabeco.

Sabeco vẫn chưa thoái vốn

Ông Nguyễn Hữu Tín - Sputnik Việt Nam
Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM vì sai phạm đất đai ở Sabeco
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, dù thời điểm 27-4-2018 Sabeco HP đã tăng vốn điều lệ từ 305 tỉ lên 555 tỉ đồng nhưng cơ cấu cổ đông vẫn giữ nguyên như từ lúc thành lập, trong đó Công ty Hiệp Phúc vẫn nắm 74% vốn điều lệ, Sabeco vẫn giữ 26%.

Việc Sabeco vẫn giữ nguyên tỉ lệ góp vốn như ban đầu, bất chấp Công ty Hiệp Phúc nhiều lần ra văn bản yêu cầu thoái vốn theo đúng "kịch bản" đã lập trước đó là do quyền điều hành của Sabeco tại thời điểm này đang thuộc về nhóm cổ đông nước ngoài. Còn lý do vì sao các cổ đông này vẫn chưa chịu thoái vốn vẫn là câu hỏi chưa có trả lời.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала