Đông Nam Á "thấm đòn" chiến tranh thương mại

© AP Photo / Andrew Harnikcái gọi là bắt tay kiểu ASEAN
cái gọi là bắt tay kiểu ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trái với một số dự báo, xuất khẩu tại một số quốc gia trong khu vực đang có dấu hiệu chậm lại, báo Nhịp cầu đầu tư dẫn nguồn Bloomberg nhận định.

Đông Nam Á, được coi là người chiến thắng tiềm năng từ cuộc chiến thương mại Mỹ — Trung Quốc, đang bắt đầu cảm nhận những dấu hiệu tiêu cực, với một loạt các báo cáo xuất khẩu cho thấy căng thẳng đang đè nặng lên thương mại của khu vực.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Chớ mong Việt Nam hưởng lợi trước phần nổi của tảng băng chìm Trung-Mỹ?

Dữ liệu xuất khẩu của Singapore giảm trong tháng 12 nhiều nhất trong hơn hai năm, theo dữ liệu công bố hôm 17.1. Đầu tuần, Indonesia công bố mức tăng trưởng xuất khẩu tồi tệ nhất trong một năm rưỡi. Số liệu từ Philippines tuần trước cho thấy xuất khẩu bất ngờ sụt giảm trong tháng 11, bao gồm cả sự sụt giảm đầu tiên cho các lô hàng điện tử trong hai năm.

Theo Bloomberg, số liệu thương mại của Đông Nam Á suy giảm, báo hiệu rằng các nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, ngay cả khi các nhà phân tích chỉ rằng khu vực sẽ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại trong bối cảnh thuế quan làm ảnh hưởng chuỗi cung ứng Mỹ-Trung. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm vào đầu tuần này do việc áp thuế cũng như sự suy giảm về nhu cầu.

Thương mại khu vực đã bước vào thời kỳ suy thoái và đà tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ dường như đã chấm dứt đối với hầu hết các quốc gia, với thương mại của hầu hết khu vực châu Á dự kiến ​​sẽ vẫn tăng trưởng âm trong quý đầu tiên, các nhà kinh tế Hak Bin Chua và Lee Ju Ye của Maybank Kim Eng tại Singapore cho biết trong một báo cáo. Triển vọng xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cung cấp xăng dầu tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh). - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động đến kinh tế Việt Nam như thế nào?
Trong số các nền kinh tế mở nhất thế giới, Singapore là minh chứng cho những dấu hiệu yếu kém khác về thương mại toàn cầu. Nhu cầu nhà máy ở châu Á đã tăng mạnh vào cuối năm 2018, nhưng sự suy giảm trên diện rộng của Singapore là một bất ngờ khó chịu đối với các nhà phân tích dự báo tăng trưởng xuất khẩu phi dầu mỏ tăng 2%.

Đà suy yếu của sự bùng nổ công nghệ đã được cảm nhận ở Philippines, nơi mà sự suy giảm xuất khẩu điện tử suy giảm trong tháng 11 và xuất khẩu nói chung bất ngờ giảm, khiến đó là tháng tệ nhất từ tháng 5. Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Ernesto Pernia đã nói rằng tăng trưởng xuất khẩu khó có thể tăng tốc trong thời gian tới.

Tại Indonesia, xuất khẩu đã giảm trong tháng trước với tốc độ tệ nhất trong năm kể từ giữa năm 2017, bất chấp những kỳ vọng về sự phục hồi nhẹ từ mức giảm trước đó của tháng trước. Số liệu xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 11 cũng cho thấy sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ tệ thứ 2 tính theo tháng kể từ tháng 2 năm 2017.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала