Trung Quốc và năm quốc gia khác ngăn chặn Uranium rơi vào tay khủng bố ở Nigeria

© AFP 2023 / FARS NEWSuranium
uranium - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tờ South China Morning Post trích dẫn các nguồn tin của Hoa Kỳ cho biết rằng, trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái, đại diện của sáu quốc gia - Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Na Uy, Cộng hòa Séc và Nga - đã cùng hợp tác để loại bỏ uranium có mức làm giàu cao từ một lò phản ứng nghiên cứu ở khu vực Kaduna (Nigeria).

Mới đây báo chí biết được những chi tiết về hoạt động này. Lò phản ứng có thể là đối tượng tấn công của các nhóm khủng bố hoạt động tại quốc gia châu Phi này. Những lo ngại về điều này khiến các quốc gia thiết lập sự hợp tác quốc tế rộng rãi để loại bỏ mối đe dọa tiềm tàng. Sputnik làm sáng tỏ những chi tiết về việc vận chuyển Uranium từ Nigeria và yêu cầu các chuyên gia của Nga và Trung Quốc bình luận về nội dung này.

Âm mưu của những kẻ khủng bố sử dụng vũ khí hạt nhân thường trở thành chủ đề của những bộ phim phiêu lưu. Một ví dụ gần đây nhất là "Mission: Impossible — Fallout" (Nhiệm vụ bất khả thi — Sụp đổ) — phần 6 của thương hiệu hành động nổi tiếng "Mission: Impossible" được phát hành năm ngoái. Các nhân vật phản diện muốn thiết lập trật tự thế giới mới và lên kế hoạch tổ chức một loạt các vụ tấn công khủng bố tàn khốc. Cụ thể, chúng sẽ nổ tung hai quả bom hạt nhân trên sông băng ở Kashmir, từ đó nước chảy vào Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Hậu quả của một vụ nổ như vậy sẽ là cái chết của một phần ba dân số thế giới và tình trạng hỗn loạn trên toàn hành tinh.

Kịch bản trên có thể xảy ra trên thực tế hay không? Các nhóm khủng bố có thực sự tìm cách chiếm giữ vũ khí hạt nhân? Sputnik đã nêu câu hỏi này với chuyên gia Nga Andrei Baklitsky, Giám đốc của chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Trung tâm PIR.

Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei - Sputnik Việt Nam
Lãnh đạo tối cao Iran ra lệnh mở rộng làm giàu uranium

Mối đe dọa khủng bố có sử dụng vật liệu hạt nhân là hoàn toàn có thật, và nguy cơ này không nhất thiết gắn liền với việc tạo ra một quả bom hạt nhân, giống như trong bộ phim hành động. Trên thế giới có rất nhiều lò phản ứng nghiên cứu với uranium có mức làm giàu cao (làm giàu trên 20%). Trước đây người ta không thấy mối đe dọa nào ở đây. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, những chính trị gia và chuyên gia ở nhiều nước bắt đầu lo ngại: những gì có thể xảy ra nếu Uranium rơi vào tay những kẻ khủng bố. Mặc dù trong các lò phản ứng hạt nhân urani không được làm giàu ở cấp độ vũ khí, và số lượng của nó là nhỏ, nhưng, vẫn không nên tự an ủi mình bằng điều đó. Hơn nữa, các chất phóng xạ đó được đặt tại những cơ sở dân sự — viện nghiên cứu khoa học và trường đại học  thường được bảo vệ kém, chứ không phải trong kho vũ khí hạt nhân được bảo vệ cẩn thận. Các quốc gia, nơi những hành động khủng bố đang gia tăng hoặc có cuộc nội chiến mãi chưa có điểm kết và các chính phủ bất tài, gây ra sự lo ngại đặc biệt to lớn. Từ quan điểm này, Nigeria là một quốc gia với rất nhiều vấn đề: các cuộc xung đột sắc tộc, tham nhũng cao, hoạt động của tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram. Nếu Uranium làm giàu lọt vào tay những nhóm cực đoan, những kẻ khủng bố sẽ có thêm một công cụ để đe dọa. Chắc là chúng sẽ không thể chế tạo một quả bom hạt nhân, nhưng, chúng có thể làm ra một quả bom bẩn — sử dụng chất nổ thông thường để rải chất phóng xạ. Đó là lý do tại sao nhiều quốc gia đang thực hiện chương trình thay đổi nhiên liệu uranium từ độ giàu cao sang độ giàu thấp.

Thông tin về việc vận chuyển uranium độ giàu cao từ Nigeria nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Trung Quốc — chính nước này đã tiếp nhận vật liệu phóng xạ để lưu trữ. Liệu sự hỗ trợ tích cực như vậy là hoạt động tiêu biểu của Bắc Kinh?

Căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
Bom hạt nhân Mỹ ở Incirlik liệu có thể lọt vào tay những kẻ khủng bố?

Theo chuyên gia Nga Andrei Baklitsky, Giám đốc của chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Trung tâm PIR, Trung Quốc đang ngày càng thâm nhập thị trường công nghệ hạt nhân trên thế giới, và đang gia tăng hoạt động để ngăn chặn bất kỳ sự cố nào với vật liệu phóng xạ. Trung Quốc đã tính đến những lo ngại về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và đã từng đưa ra những sửa đổi vào dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân nước nặng Al-Salam (Algeria) với công suất 15 MW đã được đưa vào hoạt động năm 1993. Chuyên gia Nga nêu thêm một ví dụ: Bắc Kinh tham gia thực hiện thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran. Trung Quốc tham gia công tác kỹ thuật nhằm sửa đổi quy mô của lò phản ứng nước nặng của Iran ở Arak để giảm công suất sản xuất plutonium.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Alexander Gabuev, chủ tịch bộ phận nghiên cứu nước Nga thuộc Chương trình châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm Carnegie Moscow, nhận xét rằng, cách tiếp cận như vậy phục vụ mục đích củng cố hình ảnh quốc tế của Trung Quốc với tư cách cầu thủ toàn cầu có trách nhiệm cao.

Trung Quốc, với tư cách một cường quốc toàn cầu có trách nhiệm, với tư cách thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và cuối cùng, với tư cách một cường quốc hạt nhân, không thể thờ ơ trước vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Theo tôi, Bắc Kinh tham gia chiến dịch ở Nigeria bởi vì lò phản ứng này đã được xây dựng với sự giúp đỡ của Trung Quốc, do đó, chính các chuyên gia Trung Quốc bắt tay xử lý nhiên liệu hạt nhân. Cần phải chú ý đến việc, lợi ích quốc gia của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga trùng hợp với nhiệm vụ kiểm soát hạt nhân. Mặc dù có sự khác biệt chính trị, nhưng ba nước này có thể và nên hợp tác trong lĩnh vực này. Trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, hai bên thảo luận không chỉ về những vấn đề thương mại, Bắc Kinh nhấn mạnh lợi ích chung của Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực an ninh toàn cầu.

uranium - Sputnik Việt Nam
Italy điều tra hậu quả vũ khí chứa uranium nghèo mà Mỹ đã sử dụng ở Balkan

 Chuyên gia Wu Enjuan từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đồng ý với ý kiến này. Theo ông, trong chiến dịch này, điều không quan trọng là liệu sáu quốc gia đã có bất kỳ thỏa thuận bằng văn bản nào hay không.

Ngay cả nếu các quốc gia này đã hợp tác theo sáng kiến ​ riêng và không ký bất kỳ thỏa thuận nào, họ vẫn là các thành viên của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, văn kiện được phát triển dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga có trách nhiệm đặc biệt to lớn trong lĩnh vực này. Cho dù có hay không có thỏa thuận giữa sáu quốc gia, bất kỳ quốc gia nào cũng không thể hoạt động chỉ vì lợi ích riêng của mình hoặc lợi dụng những mâu thuẫn trong quan hệ song phương, điều này chỉ tạo điều kiện để những kẻ khủng bố chiếm được vũ khí hạt nhân. Hy vọng điều này không xảy ra. Các lợi ích của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga là như nhau trong lĩnh vực không phổ biến vũ khí hạt nhân và đảm bảo an toàn hạt nhân.

Những chi tiết về chiến dịch ở Nigeria có thể trở thành nền tảng cho kịch bản một phim bom tấn. Trong cuộc sống, cốt truyện không kém phần thú vị so với bộ phim hành động. Ví dụ, vào đêm trước chiến dịch loại bỏ và vận chuyển uranium, chính quyền địa phương buộc phải ban bố lệnh giới nghiêm vì bạo lực đang gia tăng trong khu vực. Do đó, các chuyên gia đã phải thực hiện tất cả các công việc càng sớm càng tốt, sau đó nhờ đến sự giúp đỡ của quân đội Nigeria để bảo vệ chất uranium thu hồi từ nhiên liệu trong lò phản ứng trước khi nó được đưa lên máy bay.

Atomexpo-2016 - Sputnik Việt Nam
4 gram Uranium hay 400 kg than?

 Bản thân việc vận chuyển cũng có những tình tiết thú vị — để vận chuyển uranium, Nga đã cung cấp một container được thiết kế đặc biệt TUK-145 / C (TUK-145 / C). Chiếc container chứa được 30 tấn này để vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, do các kỹ sư Nga thiết kế, thực sự độc đáo. Nó có nhiều lớp bảo vệ và đảm bảo an toàn hạt nhân ngay cả trong trường hợp xảy ra tai nạn hàng không. Vỏ sẽ không bị hư hại ngay cả nếu chạm mạnh với mặt đất hoặc trong trường hợp có hỏa hoạn mạnh. Vào ngày 4 tháng 12, chiếc container đã được chất lên máy bay vận tải An-124 Ruslan thuộc hãng hàng không Volga-Dnepr của Nga. Máy bay vận tải hạng nặng này là lý tưởng để vận chuyển những mặt hàng độc đáo như vậy.

Các nhà báo Sputnik đã sử dụng Flightradar24 — ứng dụng giúp theo dõi lộ trình mọi chuyến bay. Theo Flightradar, chiếc máy bay đã vận chuyển nhiên liệu từ lò phản ứng nghiên cứu tại Đại học Ahmadu Bello ở Kaduna đến Trung Quốc. Máy bay An-124 của Nga có số đăng ký RA-82079 đã chờ bốc hàng tại sân bay của thành phố Kaduna từ 9 giờ sáng ngày 4 tháng 12. Chiếc máy bay với nhiên liệu hạt nhân đã cất cánh vào buổi tối — lúc 21.10. Sau khi dừng chân tại Casablanca (Ma-rốc), Ruslan hướng đến Matxcơva, nơi nó đã hạ cánh tại sân bay Domodedovo  vào lúc 13.30 ngày 5 tháng 12. Và đoạn đường cuối cùng là chuyến bay từ Matxcơva đến Trung Quốc. Theo Flightradar, chiếc máy bay đã hạ cánh vào ngày 6/12 gần thành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hà Bắc. Chiến dịch quan trọng với sự tham gia của các chuyên gia, phi công, nhà ngoại giao và chuyên gia kỹ thuật từ sáu quốc gia đã hoàn thành thành công. Họ đã phải vượt qua nhiều trở ngại không chỉ về mặt kỹ thuật, mà cả những vấn đề chính trị. Điều đem lại vinh dự cho Trung Quốc và Nga là bất chấp các cuộc tấn công của Tổng thống Hoa Kỳ vào hai nước diễn ra vào tháng 10 năm ngoái, hai nước đã đồng ý tham gia chiến dịch loại bỏ uranium từ lò phản ứng ở Nigeria. Hoa Kỳ cũng đồng ý tham gia hoạt động này. Chiến  dịch ngăn chặn Uranium rơi vào tay các chiến binh "Boko Haram" một lần nữa cho thấy rằng, các ý tưởng về chủ nghĩa cô lập và lợi ích hạn hẹp của từng quốc gia không phù hợp với thế giới tiếp tục phức tạp và khó đoán, không phải lúc nào cũng an toàn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала