Bộ Tư pháp và cuộc chiến với “tín dụng đen”: Chơi họ, hụi, biêu, phường cần chú ý

© Ảnh : TUYẾT KIỀU/Tuổi TrẻHình thức cho vay "alo là có tiền" xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm từ thành thị đến nông thôn
Hình thức cho vay alo là có tiền xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm từ thành thị đến nông thôn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Tư pháp cho biết, Bộ này đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu, phường để bảo đảm cơ sở pháp lý cho các giao dịch này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, báo QDND và Nhân đạo đưa tin.

Sáng 28/1, thông tin tại buổi họp báo về công tác tư pháp quý IV-2018, ông Đỗ Đức Hiển — Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, Bộ Tư pháp đã tiến hành nghiên cứu, rà soát quy định của pháp luật về lĩnh vực này theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ. Bước đầu, Bộ Tư pháp nhận thấy, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã có nhiều quy định làm cơ sở cho việc hạn chế hoạt động của "tín dụng đen", cho vay nặng lãi.

Công an Nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an Việt Nam mở "chiến dịch" quyết xóa xổ vay nặng lãi và đòi nợ thuê

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng nhận thấy, quy định về tính mức lãi suất làm căn cứ cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản tại Điểm d, Khoản 3, Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP không còn phù hợp với quy định về lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Mức lãi suất vi phạm theo quy định của nghị định này là vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay, trong khi mức lãi suất quy định của Bộ luật Dân sự là 20%/năm/khoản tiền vay.

Quy định về lãi suất vi phạm theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015; chưa điều chỉnh được hết các hành vi vi phạm trong giao dịch cho vay. Hiện nay, nhiều trường hợp cho vay không cần cầm cố tài sản, chỉ cần chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ khẩu hoặc giấy tờ tùy thân khác hay hình thức bốc họ…

Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2013/NĐ-CP để khắc phục những bất cập nêu trên. Hiện nay, Bộ Tư pháp cũng đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu, phường để bảo đảm cơ sở pháp lý cho các giao dịch này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Sputnik Việt Nam
"Chủ tịch Hà Nội không có quyền quyết định việc ghi hình cán bộ tiếp dân phải xin phép”
Cũng trong buổi làm việc sáng nay, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiêm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã cung cấp một số thông tin liên quan đến quy định "Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân" mà UBND TP Hà Nội vừa ban hành.

Theo ông Ba, ngay sau khi dư luận có ý kiến trái chiều về quy định nêu trên, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã có buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ, UBND TP Hà Nội và một số đơn vị khác thuộc bộ Tư pháp để làm rõ vấn đề.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết, các quy định này được một số địa phương triển khai nhiều năm qua, nhưng gần đây dư luận mới có ý kiến trái chiều sau khi UBND TP Hà Nội ban hành quy định. Việc Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ban hành nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân là thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm được quy định trong Luật Tiếp công dân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала