Liệu WTO có giải quyết được tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hay không?

© AFP 2023 / Fred DufourChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hội đồng trọng tài WTO sẽ nghiên cứu yêu cầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xem xét các tranh chấp với Hoa Kỳ về thuế quan.

Trung Quốc khởi xướng quá trình tố tụng trong khuôn khổ WTO sau khi Hoa Kỳ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc với tổng trị giá 250 tỷ USD. Theo kết quả của việc xem xét tranh chấp, WTO sẽ phải đưa ra phán quyết: Hoa Kỳ có thể đơn phương đưa ra biểu thuế thương mại đối với các nước thứ ba, và liệu họ có vi phạm nghĩa vụ được đưa ra trong khuôn khổ của WTO hay không?

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin kêu gọi giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO qua đối thoại

Trung Quốc đã đệ trình yêu cầu xem xét tranh chấp thương mại đối với biểu thuế do Mỹ áp đặt cho hàng hóa Trung Quốc. Theo quan điểm của CHNDTH, hành động của Hoa Kỳ có thể được coi là vi phạm nghĩa vụ  trong khuôn khổ WTO.  Họ cho rằng liên quan đến các thành viên WTO, mỗi quốc gia cần áp dụng chính sách thuế quan đồng bộ. Nhưng bây giờ, hóa ra phía Hoa Kỳ đang áp dụng mức thuế bổ sung cho hàng hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau đó Hoa Kỳ đã ngăn chặn yêu cầu này. Họ viện mô-típ của vấn đề này  như sau: tranh chấp thương mại bắt đầu sau một cuộc điều tra do phía Mỹ khởi xướng theo Điều 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ. Do đó, các vấn đề quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nằm ngoài phạm vi năng lực của WTO.

Theo quy định của WTO, một quốc gia có thể chặn yêu cầu giải quyết tranh chấp tư pháp chỉ một lần. Sau đó, các bên tham gia  xung đột được đưa ra một tháng để giải quyết tranh chấp trước khi ra tòa. Sau đó, có thể gửi yêu cầu thứ hai để giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO, mà sẽ không bị chặn. Và Trung Quốc  đã tận dụng cơ hội này. Việc Hoa Kỳ chặn yêu cầu đầu tiên của Trung Quốc là điều có thể chờ đợi, chuyên gia Viện Thương mại Quốc tế và Hợp tác Kinh tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc Bai Ming nói với Sputnik. Theo  ý kiến của chuyên gia này, Hoa Kỳ cảm thấy sự dễ tổn thương trong lập trường của mình, và do đó không muốn tranh chấp thương mại với Trung Quốc trên  bình diện WTO.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc và Hoa Kỳ mở đầu năm 2019 bằng việc dập lửa cuộc chiến thương mại

Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ ngăn chặn các thủ tục tố tụng bất lợi trong WTO. Vào mùa thu, Hoa Kỳ đã chặn yêu cầu của Nga về việc thành lập hội đồng trọng tài về một vụ kiện của Nga liên quan đến nhiệm vụ của Mỹ đối với việc cung cấp thép và nhôm. Đúng là, cả những nỗ lực của Hoa Kỳ để tạo ra các nhóm tương tự bị chặn bởi những thành viên khác. « Sân chơi" của Tổ chức ngày càng được sử dụng cho các tranh chấp địa chính trị, thay vì thích ứng hóa chế độ thương mại. Mặt khác,đối với Hoa Kỳ, thành viên quan trọng nhất của WTO, tư cách thành viên trong tổ chức không còn có lợi  như cách đây vài thập kỷ, chuyên gia Bai Ming nói.

Vẫn còn quá sớm để nói  hội đồng trọng tài sẽ đưa ra quyết định gì. Nhưng trong mọi trường hợp, Tổng thống Hoa Kỳ, như trước đây, sẽ không ngăn cản bất cứ điều gì cáo buộc WTO không có khả năng ảnh hưởng đến Trung Quốc, đến chính sách công nghiệp và thương mại của nước này và kêu gọi cải cách Tổ chức. Kết quả của cuộc chiến thuế quan có nhiều khả năng được quyết định bởi kết quả đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vòng đàm phán sắp diễn ra vào cuối tháng với sự tham gia của Phó Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Liu He và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lightheiser có thể là cơ sở quan trọng cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa hai nguyên thủ của hai nước. Tuy nhiên, ít có khả năng đến thời điểm này sẽ giải quyết được mâu thuẫn cơ bản giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bản chất không đơn giản được xác định trong mối quan hệ giữa hai cường quốc trong nhiều năm tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала