Foxconn thuê đất Bắc Giang, Apple có chắc mang iPhone đến Việt Nam?

© AP Photo / Mark SchiefelbeinApple iPhone 6S tại Trung Quốc
Apple iPhone 6S tại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thu hút là tốt nhưng quan trọng là phải học được nhà đầu tư, học ở đây là học lấy sự sáng tạo để tạo ra được sản phẩm của riêng mình, chuyên gia bình luận trên báo Đất Việt.

Chiều 30/1, trao đổi với báo Đất Việt, ông Vũ Đức Quyết, Sở Công thương Bắc Ninh nhận xét, việc Foxconn đang thanh toán 16,5 triệu USD cho công ty Fuhua để đổi lấy quyền sử dụng 250.000 m2 đất tại một khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang là tín hiệu tốt, cho thấy doanh nghiệp này có ý định đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Apple Store - Sputnik Việt Nam
Foxconn đang thuê 250.000 m2 đất ở Bắc Giang, iPhone sẽ được sản xuất tại Việt Nam?

Ông Quyết cho biết, cũng giống Bắc Ninh, các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải trả tiền thuê đất và Việt Nam cần tận dụng, tranh thủ đón lấy cơ hội này. 

Cũng theo ông Quyết, Bắc Giang hay Bắc Ninh đều đã thu hút đầu tư ở nhiều lĩnh vực công nghệ cao, nếu có thêm sự góp mặt của các nhà sản xuất cung cấp thiết bị cho Apple sẽ là cơ hội cho Việt Nam phát triển về mặt công nghệ.

Tuy nhiên, vẫn là câu chuyện thu hút đầu tư thế nào và làm sao để có lợi nhất, ông Vũ Đức Quyết cho biết, thu hút phải tuân theo luật.

"Apple không phải là dự án công nghệ đầu tiên vào Việt Nam và các địa phương cũng không còn quá đói dự án phải thu hút bằng mọi giá nữa. Vì xu hướng thu hút có lựa chọn nên chắc sẽ không còn câu chuyện ưu đãi vượt trần hay ưu đãi quá mức để thu hút đầu tư nữa", ông Quyết cho hay.

Theo ông Quyết, vấn đề quan trọng nhất bây giờ là phải có sự chuẩn bị khi họ đầu tư vào Việt Nam. Ngoài việc phải có gì để đón các nhà đầu tư thì quan trọng nhất là phải xác định thu hút để học họ. Học ở đây theo ông Quyết là học lấy sự sáng tạo để tạo ra được sản phẩm của riêng mình.

Cụ thể ông Quyết nói:

"Thứ nhất, người lao động phải học để nâng cao tay nghề, kỹ năng trong lao động, sản xuất. Thứ hai, người quản lý kỹ thuật phải học các kỹ năng, quy trình quản lý trực tiếp, tiếp cận kỹ thuật, máy móc tiên tiến, hiện đại. Thứ ba, về công tác nghiên cứu, công tác quản lý nhà nước thì phải có chiến lược cụ thể trong tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.

Phó chủ tịch về thiết kế của Apple Jonathan Ive (trái)  và Phó chủ tịch điều hành Tim Cook  trong buổi giới thiệu sản phẩm mới của công ty - Sputnik Việt Nam
Không phải Trung Quốc, Apple tin rằng Việt Nam mới là thị trường bán iPhone đầy tiềm năng
Không để tình trạng nhà đầu tư cứ vào, công nhân cứ làm nhưng sau mỗi đời sản phẩm, công nghệ thay đổi, Việt Nam lại không có được gì", ông Quyết chỉ rõ.

Nhìn lại kinh nghiệm thu hút từ các nước, ông Vũ Đức Quyết cho rằng Việt Nam nên học theo cách thu hút từ Trung Quốc. Vị này cho hay, khi Apple hoặc Samsung vào Trung Quốc chỉ sau 10 năm quốc gia này đã có ngay được sản phẩm mới của riêng họ. Thậm chí, Trung Quốc hiện đã có được sản phẩm điện thoại thông minh đủ tầm cạnh tranh với chính những nước họ từng phải ưu đãi để thu hút.

Trong khi đó, nhận xét về kết quả thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ông Quyết thừa nhận sau hơn 10 năm Samsung đầu tư vào Việt Nam nhưng tới nay chúng ta vẫn chưa thể làm chủ được công nghệ, chưa sản xuất được ngay cả những thiết bị khó, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.

Bên trong nhà máy Samsung tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Samsung sẽ chọn Việt Nam hay Ấn Độ?
Tại buổi tổng kết của Bộ Công thương, tới thời điểm hiện tại số các doanh nghiệp tham gia được vào chuỗi sản xuất cung ứng cho Samsung còn quá hạn chế, chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

"Thống kê cả nước mới có được 1.800 doanh nghiệp sản xuất công nghệ phụ trợ, chủ yếu vẫn làm các chi tiết đơn giản, rẻ tiền, chưa làm được các thiết bị khó, kỹ thuật cao. Tôi vẫn muốn nhấn mạnh, chúng ta thu hút nhưng quan trọng hơn là phải có được sự sáng tạo thì mới đem lại cho chúng ta giá trị thu nhập cao", ông Quyết nói.

Ông Quyết khẳng định, với năng lực, trình độ của đội ngũ lao động cũng như doanh nghiệp trong nước hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên, cái khó nhất lại đang vướng ở cơ chế, chính sách. Cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa thật sự hướng nội, chưa có cơ chế động viên, khích lệ kịp thời. Vì thế, ông cho rằng phải có chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực, tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp nước ngoài.

"Cần có chính sách tôn vinh, khích lệ các sản phẩm khoa học trong nước chứ không phải chỉ tập trung tôn vinh, tung hô thành quả, thành tích của các doanh nghiệp FDI", ông Quyết nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала