Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chính sách Biển Đông thời ông Trump: Mỹ làm được gì với Trung Quốc và Việt Nam sẽ ra sao?

© AP Photo / Andy Wong, FileTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính sách Biển Đông của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump được đánh giá là mạnh mẽ hơn so với thời Tổng thống Barack Obama, báo Đất Việt bình luận.

Mạnh mẽ hơn

Còn nhớ, vào tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích chính quyền của người tiền nhiệm Barack Obama đã không ngăn được Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng trên Biển Đông.

USS Dewey, Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tồn tại hòa bình ở Biển Đông?

Ông Trump tuyến bố:

"Chính quyền Obama đã bất lực trong chính sách về Biển Đông" dẫn tới việc hải quân Trung Quốc hiện trở thành một mối đe dọa cho Mỹ trong khu vực đang có tranh chấp.

Nhìn lại thời gian cầm quyền của chính quyền Tổng thống Donald Trump, ông Nguyễn Anh Sơn, nguyên Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định khóa XIII, nguyên Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nhận định, dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đang có sự chuyển hướng với những bước đi mạnh mẽ hơn nhằm gây phiền phức hơn cho Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông.

Phân tích cụ thể, ông Nguyễn Anh Sơn cho biết, từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền, chính sách đối nội, đối ngoại của Tổng thống Trump có nhiều nét đặc biệt, khó lường.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Không để Biển Đông trở thành nguyên cớ “bất hòa” giữa Trung Quốc và Việt Nam
Riêng về Biển Đông, chính quyền Donald Trump đã nhiều lần khẳng định quan điểm: Trung Quốc không nên và không thể lộng hành, muốn làm gì thì làm ở Biển Đông. Quan điểm ấy đã được thể hiện bằng hành động cụ thể.

"Rõ ràng, ông Trump nói thế nào thì làm như vậy, không phải chỉ tuyên bố bằng lời nói chung chung. Đó là một tín hiệu tốt, là động lực cho Việt Nam tiếp tục đấu tranh buộc Trung Quốc phải thực hiện quy định của công ước quốc tế về luật biển. Phản ứng của Mỹ cũng khiến dư luận quốc tế thay đổi thái độ và ủng hộ hành động ấy"- ông Nguyễn Anh Sơn chỉ rõ.

Vị nguyên Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cũng chỉ ra những thay đổi trong chính sách của Mỹ dưới thời  Tổng thống Donald Trump so với thời  Tổng thống Barack Obama.

Theo đó, khi Tổng thống Obama còn cầm quyền, ông tuyên bố thực hiện chính sách xoay trục, trở lại châu Á-Thái Bình Dương, tức tái cân bằng lực lượng chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Phải chăng Việt Nam đang liều chọc giận Bắc Kinh khi nạo vét ở Biển Đông? - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không cho phép Trung Quốc coi Biển Đông là của họ
Chính quyền Obama coi vấn đề Biển Đông là trọng tâm trong chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đẩy mạnh quan hệ đồng minh quân sự, chính trị, kinh tế giữa Mỹ với các nước đồng minh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, qua đó nâng cao ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Sơn vẫn gọi những hành động của Mỹ ở Biển Đông dưới thời Tổng thống Barack Obama là "tương đối nhẹ nhàng" và "chưa tới", dù cũng có những lời nói và hành động cụ thể.

Đơn cử như việc Hải quân Mỹ tuyên bố tuần tra trong vùng 12 hải lý một số cấu trúc địa lý mà Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo trong năm 2015. Đó chưa phải là cuộc tuần tra đúng nghĩa mà thực tế là Mỹ đã sử dụng quyền đi qua không gây hại — đi lặng lẽ, tắt radar, không mang theo máy bay. Điều đó cho thấy, nước Mỹ dưới thời ông Obama chưa thực sự muốn hành động kiên quyết với Trung Quốc dù Washington hoàn toàn không muốn để Trung Quốc chi phối toàn bộ Biển Đông.

Đến thời Tổng thống Donald Trump, Biển Đông vẫn là nội dung quan trọng trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, và những lời nói, hành động của Mỹ ở Biển Đông đã mạnh mẽ hơn.

Trung Quốc đã nhiều lần huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Trung Quốc đã có âm mưu chiếm đảo của Việt Nam từ lâu
Ông Trump đổ lỗi cho người tiền nhiệm Barack Obama đã để Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở Biển Đông. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã xây dựng tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông nhằm nỗ lực đẩy mạnh quân sự hóa để giành lợi thế trong cuộc tranh chấp chủ quyền với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

"Quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump từng tuyên bố chính sách tái cân bằng hay xoay trục của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ có công thức mới. Tuy nhiên, công thức mới này cho đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Chúng ta ghi nhận nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có phản ứng mạnh mẽ hơn với Trung Quốc cả về kinh tế lẫn trên biển. Đáng lưu ý, Mỹ đã kêu gọi các quốc gia đồng minh tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông và các nước như Anh, Pháp, Úc… đã hành động.

Tuy nhiên, cần lưu ý, trong thời kỳ đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố chủ trương "Nước Mỹ trên hết" với những chính sách ưu tiên bảo vệ đất nước từ bên trong, phát triển kinh tế Mỹ, đem lại công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Còn khi đưa nước Mỹ ra bên ngoài, ông Trump mới đưa  ra những tuyên bố là chủ yếu, các việc làm cụ thể chưa mạnh mẽ lắm, ngoại trừ vấn đề Biển Đông.

Tập Cận Bình và Phạm Bình Minh - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất
Bản thân Mỹ hiện giờ cũng chưa thấy có hành động gì cụ thể ngoài sự hỗ trợ phần nào về quân sự cho một số nước ở châu Á-Thái Bình Dương. Các hoạt động khác như củng cố các căn cứ quân sự, thiết lập những hệ thống hợp tác kinh tế với các nước châu Á-Thái Bình Dương thì chưa rõ", ông Nguyễn Anh Sơn chỉ rõ. 

Mục tiêu xuyên suốt

Đánh giá tổng thể, vị nguyên ĐBQH khóa XIII cho rằng, dù chính sách của nước Mỹ về vấn đề Biển Đông có sự thay đổi qua hai thời tổng thống Obama-Trump, nhưng mục tiêu chung và xuyên suốt của chúng vẫn là vì lợi ích của nước Mỹ.

"Nước Mỹ rất thực dụng. Họ không đơn giản chỉ vì hòa bình, tự do an ninh hàng hải mà vì chính lợi ích của họ.

Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược với khoảng 50% lượng hàng hóa thế giới đi qua đây. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới nên đương nhiên muốn duy trì ảnh hưởng của mình ở khu vực Biển Đông.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng muốn thông qua Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy và Biển Đông chính là con bài chiến lược, giúp Mỹ khẳng định vai trò nước lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

USS George H.W. Bush - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ đi qua quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông
Tổng thống Trump đưa ra những biện pháp để không cho phép Trung Quốc có thể muốn làm gì thì làm. Chẳng hạn, khi khơi mào cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, không phải Mỹ không có thiệt hại, họ chấp nhận thiệt hại để bảo vệ lợi ích của mình.

Thông qua việc ủng hộ một số nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông, Mỹ muốn làm yếu đi ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này, từ đó giành thế chủ động trong cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc", ông Nguyễn Anh Sơn phân tích.

Nhấn mạnh rằng với sự can dự của Mỹ, Biển Đông đã trở thành vấn đề quốc tế hóa, nó khiến Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm ở khu vực này, vị nguyên ĐBQH một lần nữa lưu ý, Việt Nam cần cố gắng tận dụng cơ hội tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, một khi lợi ích của các quốc gia đó xâm hại lợi ích của Việt Nam thì kiên quyết phản đối.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала