Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Biển Đông 2019: Trung Quốc buộc phải "suy nghĩ lại"

© AP Photo / Stephen ShaverThành viên thủy thủ đoàn Hạm đội Hải quân Trung Quốc
Thành viên thủy thủ đoàn Hạm đội Hải quân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng diễn ra trực tiếp và nó tạo ra tình huống phức tạp trên Biển Đông, chuyên gia khẳng định trên Đất Việt.

Năm 2018, song song với các hoạt động tuần tra Biển Đông của Mỹ, giới chức cấp cao nước này cũng kêu gọi các đồng minh đẩy mạnh hiện diện quân sự ở Biển Đông nhằm gửi thông điệp cảnh báo tới Trung Quốc.

Biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Biển Đông nằm ở đâu?

Theo giới quan sát, trong năm 2019, các hoạt động trên sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Trong thời gian qua, các nước Úc, Anh, Canada và Pháp đều tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đông như cử tàu tuần tra tự do hàng hải, tham gia diễn tập quân sự…

Đáng lưu ý, giới chức Anh tuyên bố sẽ mở thêm 2 căn cứ quân sự ở nước ngoài trong vài năm tới, gồm một căn cứ ở Caribbe và một căn cứ ở Đông Nam Á.

Đánh giá về những động thái của Mỹ và các đồng minh của nước này tại Biển Đông, TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế, cho rằng, Mỹ và các nước đồng minh đóng vai trò chủ đạo để ngăn chặn, kiềm chế những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển đông.

Trong năm 2018, Mỹ đã phối hợp sử dụng Biển Đông, Đài Loan, các vấn đề có nội dung quân sự và biện pháp thuế quan để kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc. Biển Đông trở thành một đòn bẩy trong nỗ lực của Washington nhằm gây sức ép cho Trung Quốc.

"Như vậy, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng diễn ra trực tiếp và nó tạo ra tình huống phức tạp trên Biển Đông, đồng thời nó cũng tạo cơ hội để ngăn chặn hành động của Trung Quốc ở khu vực này. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội đó để tăng vị thế của mình, triển khai chiến lược biển và kinh tế biển theo Nghị quyết số 36 của Trung ương", TS Nguyễn Ngọc Trường nhận xét.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ trong Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và ‘cuộc cờ’ lợi ích dân tộc trong thế giới đang thay đổi
Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế cảnh báo:

"Trung Quốc đang tính kế hoạch đưa các lồng cá (thiết kế của Na Uy) ra Biển Đông. Đặc biệt, nguy hiểm hơn, Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi và đưa ra Biển Đông. Họ tuyên bố sẽ đưa 20 nhà máy điện hạt nhân nổi ra Biển Đông, và điều đó sẽ tạo ra hiểm họa về môi trường mà Việt Nam là nước gánh chịu trực tiếp và nghiêm trọng nhất nếu như xảy ra sự cố".

Khi Trung Quốc đưa những lồng cá và nhà máy điện hạt nhân nổi ra Biển Đông, nó cũng sẽ gây khó dễ cho những chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của Mỹ và các nước đồng minh vì mỗi khu vực như thế sẽ tạo ra vùng an toàn cho nhà máy điện hạt nhân nổi. Như vậy, nó đã đưa yếu tố hạt nhân vào trong cuộc tranh chấp Biển Đông. Đây là những bước đi rất nguy hiểm của Trung Quốc trong năm 2019-2020", TS Nguyễn Ngọc Trường phân tích. 

Trước những hành động leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông, vị chuyên gia đánh giá, việc các quốc gia đồng minh của Mỹ đẩy mạnh hiện diện quân sự ở Biển Đông, nhất là có sự tham gia của một số thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như Anh, Pháp, sẽ tạo nên sự kiềm chế và răn đe tốt hơn đối với Trung Quốc.

"Trung Quốc sẽ phải đối diện với nhiều sức ép hơn và sự tham gia của các nước sẽ thúc đẩy quá trình quốc tế hóa Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành "ao nhà", TS Nguyễn Ngọc Trường nói.

Cuộc họp báo tại Hà Nội sau chiến thắng của Việt Nam trong một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc. Tù binh Li Fu, lính Đại đội 7 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Tăng trả lời câu hỏi của các phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh Vệ quốc chống Trung Quốc 1979 và lối ứng xử trong quan hệ quốc tế ngày nay
Cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Ths Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông nhận định, sự tham gia của đồng minh Mỹ vào Biển Đông cho thấy thái độ của quốc tế đối với vấn đề Biển Đông.

"Trước đây, nhiều quốc gia vẫn có thái độ "lừng chừng" về vấn đề Biển Đông. Ngay như Mỹ, dù lớn tiếng nhưng hành động của nước này dưới thời chính quyền Obama lại không được mạnh mẽ cho lắm.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, phản ứng của Mỹ đã mạnh mẽ hơn nhưng vẫn chưa tới mức độ của nó. Đến bây giờ, với sự can thiệp của nhiều quốc gia khác, chẳng hạn như nước Anh, nó đã cho thấy thái độ của các quốc gia khác", Ths Hoàng Việt cho biết. 

Từ đây, vị chuyên gia cho rằng, trong khi chỉ có một mình Trung Quốc một phía mà có nhiều cường quốc khác cùng tham gia lên tiếng về vấn đề Biển Đông thì sẽ tác động đến tình hình Biển Đông theo hai mặt:

"Nếu sự xuất hiện của các quốc gia khác là đồng minh của Mỹ đạt đến một mức độ nhất định thì Trung Quốc buộc phải suy nghĩ lại. Ngược lại, nếu hành động ấy chưa đạt tầm thì có khi lại khiến Trung Quốc dấn mạnh hơn. Điều này có thể thấy rõ qua rất nhiều lần Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải hay có động thái gì khác trên Biển Đông, lập tức Trung Quốc lại mượn cớ đó để làm mạnh hơn. Vì vậy, muốn xem mức độ tác động của việc tăng cường hiện diện quân sự của các đồng minh Mỹ trên Biển Đông như thế nào vẫn cứ phải quan sát và chờ đợi", Ths Hoàng Việt chỉ rõ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала