Chuyện chưa kể về phi công Su-30 VN: “Mọi chiến thắng trên không đều bắt nguồn từ mặt đất”

© Ảnh : forums.airforce.ruChiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhắc đến “hổ mang chúa” Su-30MK2 của Không quân Việt Nam, trước tiên phải nhắc đến người lính phi công tài giỏi làm chủ bầu trời, bài viết của VOV.

Nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến lực lượng làm công tác bảo đảm dưới mặt đất với vai trò quan trọng không kém. Họ là những sỹ quan, cán bộ kỹ thuật với nhiệm vụ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho mỗi chuyến bay, nhưng bằng một cách lặng thầm.

Bốn tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đồng loạt xuất kích - Sputnik Việt Nam
4 tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đồng loạt xuất kích (Video)

Thầm lặng lính kỹ thuật

3h sáng, khi bao người còn chìm trong giấc ngủ thì trong căn cứ quân sự Sân bay Biên Hòa (Trung đoàn 935, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không — Không quân) đã bắt đầu một ngày làm nhiệm vụ.

Trong bộ quần áo màu xanh thẫm, dưới ánh đèn sáng rực, những sỹ quan kỹ sư, nhân viên kỹ thuật hàng không nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ. Mỗi người mỗi việc, không ai bảo ai, họ tiến về vị trí của mình, bằng thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, các anh hối hả chuẩn bị cho chuyến bay trinh sát khí tượng lúc 6h sáng.

Trong hangar (nhà để máy bay), giữa tiếng động cơ gầm rít xoáy vào màng nhĩ và cái nóng hầm hập tỏa ra từ khối động cơ phản lực, các anh cần mẫn làm việc. Môi trường làm việc ở đây có tiếng ồn lên tới 140 decibel, gấp vài lần mức cho phép, không khí đặc quánh mùi dầu mỡ, khí thải và nhiệt độ đủ làm cơ thể ngao ngán vì đổ mồ hôi, mất nước.

© Ảnh : Trung đoàn 923Các phi công trẻ chuẩn bị bay với Su-30MK2.
Các phi công trẻ chuẩn bị bay với Su-30MK2. - Sputnik Việt Nam
Các phi công trẻ chuẩn bị bay với Su-30MK2.

3 giờ đồng hồ, là thời gian để bộ phận kỹ thuật hoàn tất các công tác chuẩn bị máy bay. Các anh cẩn thận kiểm tra từng thông số, từng chi tiết, hàng trăm nội dung được rà soát một cách tỉ mỉ, đảm bảo mọi thứ trong trạng thái hoàn hảo trước khi bàn giao cho phi công.

Nói về sự vất vả của những người lính kỹ thuật, Đại úy Chu Đình Phong, Phó phi đội trưởng kỹ thuật, Trung đoàn 935, Sư đoàn 370 chia sẻ: "Tai thường nếu nghe tiếng động cơ là bọn tôi có thể phán đoán được động cơ tốt hay xấu. Kỹ thuật hàng không đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, không thể có rút kinh nghiệm. Tạm ổn là không được, phải tốt, khi phi công tiếp nhận là máy bay phải tốt."

Máy bay chiến đấu Su-30SM - Sputnik Việt Nam
Su-30 Việt Nam trang bị tên lửa của máy bay tàng hình
Thực ra ngay từ ngày hôm trước, cán bộ, nhân viên kỹ thuật đã phải chuẩn bị trước ngày bay, sửa chữa tất cả các hỏng hóc phát sinh sau ban bay trước. Trước chuyến bay, máy bay phải được kiểm tra một lần nữa để đảm bảo tuyệt đối không có sai sót gì.

Máy bay chiến đấu ở Trung đoàn 935 không có khái niệm "bình thường" mà chỉ có "tốt" và "chưa tốt", cho thấy những đòi hỏi khắt khe trong yêu cầu nhiệm vụ mà bộ phận kỹ thuật phải đáp ứng.

Trước khi máy bay lăn ra đường băng, bộ phận kỹ thuật tiến hành kiểm tra vòng kín theo từng chuyên ngành gồm: máy bay động cơ, thiết bị hàng không, vô tuyến điện tử và vũ khí hàng không. Mỗi chuyên ngành lại có những quy định kiểm tra vòng kín chặt chẽ khác với hàng trăm nội dung lớn nhỏ. Chỉ khi nào việc kiểm tra hoàn tất, không có sai sót thì mới ghi chép nhật ký và tiến hành bàn giao máy bay cho phi công.

Thiếu tá chuyên nghiệp Đào Đình Xô, Phó phi đội trưởng, Tham mưu trưởng Phi đội 2 kể:

"Khi máy bay về, trường hợp phi công phản ánh hỏng hóc, thì đồng chí đội trưởng quyết định sửa chữa. Có khi chúng tôi sửa chữa để kịp cho chuyến bay tiếp theo hoặc ngày bay tiếp theo. Nhiều khi chúng tôi làm thông trưa luôn, có khi làm thông cả đêm, ăn ở ngoài sân bay luôn. Anh em rất vất vả nhưng phải đảm bảo để cho máy bay ngày mai cất cánh".

Công tác chuẩn bị mặt đất hoàn tất, 2 phi công vào buồng lái cũng là lúc 2 kỹ thuật trưởng ở ngay phía sau, giúp phi công thắt dây an toàn, cài ống thở… sẵn sàng chờ lệnh mở máy. 

© Ảnh : Lao ĐộngTiêm kích đa năng Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Không quân 935.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Không quân 935. - Sputnik Việt Nam
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Không quân 935.

Đó là câu chuyện ngoài ngoại trường. Ở một điểm khác của căn cứ Sân bay Biên Hòa: xưởng bảo dưỡng kỹ thuật, cũng có rất nhiều những câu chuyện đáng nể phục, cũng là về những người lính kỹ thuật, những "bác sĩ hổ mang chúa".

Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Su-30 Việt Nam trang bị tên lửa mạnh hơn AIM-120A Mỹ?
Nơi đây được mệnh danh là "trái tim" của trung đoàn, là "bệnh viện hổ mang chúa" bởi hầu hết các hỏng hóc phát sinh đều được sửa chữa, khắc phục ngay tại xưởng. Xưởng cũng là nơi tiến hành công tác bảo dưỡng, nâng cấp máy bay Su-30, đặc biệt đây là nơi cho ra đời nhiều sáng kiến cải tiến của những người kỹ sư, kỹ thuật viên hàng không hàng đầu, những thợ máy có "đôi bàn tay vàng" của Không quân nhân dân Việt Nam. 

Có thể kể đến những sáng kiến nổi bật của các kỹ sư, kỹ thuật viên Trung đoàn 935 như: Thiết bị kiểm tra khối nguồn của hệ thống radar ngắm bắn quang điện tử của Thượng tá chuyên nghiệp Lê Văn Tăng, Đưa cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình 3D quy mô toàn quốc cho buồng tập lái máy bay Su30-MK2 của Đại úy chuyên nghiệp Lê Xuân Hiền, Chế tạo thiết bị kiểm tra tín hiệu cất hạ cánh trên báy bay Su-30 của Thượng úy chuyên nghiệp Trần Trọng Long. Hàng loạt các sán kiến khác như Xe đặt ngửa nắp buồng lái, Lưới ngăn chim bay vào động cơ phá hủy lá nén, Máy kiểm tra thông điện hệ thống thoát hiểm… Tất cả đều là thành quả lao động sáng tạo không mệt mỏi của các những kỹ sư, kỹ thuật viên hàng không hàng đầu của Không quân nhân dân Việt Nam, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và hàng tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

 "Mọi chiến thắng trên không đều bắt nguồn từ mặt đất"

Chiếc tiêm kích đa nhiệm từ từ rời khỏi hangar, lăn về phía đầu đường băng, để lại phía sau luồng không khi bỏng rát, tiếng động cơ thách thức màng nhĩ con người.

Máy bay Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Hai phi công tử nạn trên Su-22 là vốn quý của Không quân Việt Nam
Nhận lệnh xuất kích, "hổ mang chúa" gầm rú cất cánh, hai luồng lửa đỏ rực phụt ra phía sau đưa máy bay vọt lên… Đó cũng là lúc anh em kỹ thuật mặt đất có những phút nghỉ ngơi, nhưng suốt chuyến bay họ luôn dõi theo đồng đội đang làm nhiệm vụ trên bầu trời, và có đôi chút lo lắng khi nghe tin thời tiết xấu.

Để rồi trăm lần như một, khi phi công đưa máy bay hạ cánh an toàn trở về, anh em kỹ thuật vỡ òa mừng rỡ, rồi lại nhanh chóng bắt tay vào công việc. Mọi công đoạn kiểm tra được lặp lại một lần nữa với tất cả sự tỉ mỉ, chính xác. Trong vòng 1 giờ, bộ phận kỹ thuật phải đảm bảo cho máy bay sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo.

Nói về vài trò và những cống hiến thầm lặng của lực lượng kỹ thuật, Trung tá Đinh Đức Việt, Chính ủy Trung đoàn 935, Sư đoàn 370 khẳng định:

 "Chiến thắng trên không bắt nguồn từ mặt đất; đoàn kết hiệp đồng — lập công tập thể, đó là truyền thống nói lên mối quan hệ khăng khít giữa lực lượng bảo đảm và lực lượng phi công. Những người thợ máy không chỉ làm bằng tinh thần trách nhiệm, bằng năng lực khả năng của mình, mà các đồng chí thợ máy chuẩn bị mỗi chuyến bay bằng cả cái tâm, chuẩn bị máy bay như chuẩn bị cho những người anh, người em khi làm nhiệm vụ".

"Mọi chiến thắng trên không đều bắt nguồn từ mặt đất", câu khẩu hiệu cũng đồng thời là khẳng định vững chắc của tất cả các phi công của lái "hổ mang chúa" Su-30 cho thấy vai trò của những người lính kỹ thuật ở Trung đoàn không quân tiêm kích 935. Bằng bản lĩnh của người lính bộ đội Cụ Hồ, các kỹ sư, kỹ thuật viên của Trung đoàn 935 đã chứng minh các anh hoàn toàn làm chủ được chiến đấu cơ hiện đại nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала