“Ông đồ” đặc biệt

© SputnikAnh Liudo xin chữ Lộc, chị Natasa xin chữ An
Anh Liudo xin chữ Lộc, chị Natasa xin chữ An - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Xin chữ và cho chữ khi Tết đến – một nét văn hóa đẹp của người Việt. Đó là hướng đến chân – thiện – mỹ”, - Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ, nhà sư-họa sĩ tranh thủy mặc thư pháp nói với Sputnik.

Mỗi khi Tết đến, Xuân về, tại không gian Văn Miếu — Quốc Tử Giám ngập tràn hình ảnh những ông đồ mặc áo dài, đội khăn đóng, bày "mực tàu giấy đỏ". Họ là những người "cho chữ" cho những người đi xin "chữ" đầu năm. Đây là một phong tục đẹp của người Việt thể hiện lòng hướng thiện, tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, sự trân trọng giá trị của chữ nghĩa. Trên những tờ giấy đỏ, các ông đồ viết những chữ được xin: Phúc, Lộc, Thọ, Hiếu, Minh, Tài, Thành… bằng thư pháp chữ Tàu và thư pháp chữ Việt.

© Ảnh : Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ cung cấpBức tranh thư pháp - thủy mặc Đạt
Bức tranh thư pháp - thủy mặc Đạt - Sputnik Việt Nam
Bức tranh thư pháp - thủy mặc Đạt

Nhưng ở Việt Nam có một "ông đồ" đặc biệt, không giống những ông đồ cho chữ ở Văn Miếu — Quốc Tử Giám hay các địa điểm văn hóa khác ở Việt Nam. Đó là Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ (bút danh Tuệ Nhật Mặc Nhân), trụ trì chùa Thiện Mỹ và chùa Hóp ở Nam Định, nhà thơ, họa sĩ tranh thủy mặc.

"Cũng như nhiều họa sỹ vẽ tranh thủy mặc khác, tôi luôn coi trọng 3 yếu tố: hình, thần, ý. Và một bức tranh thủy mặc được coi là hoàn chỉnh phải đạt được: Thi, thư, họa, ấn", — Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ, nói với Sputnik.

© SputnikSư Thầy - họa sĩ đang hoàn thiện một bức tranh Tết
Sư Thầy - họa sĩ đang hoàn thiện một bức tranh Tết - Sputnik Việt Nam
Sư Thầy - họa sĩ đang hoàn thiện một bức tranh Tết

Ai tới xin chữ đầu năm ở Thầy Thích Chỉnh Tuệ đều được Thầy vẽ cho bức tranh thư pháp — thủy mặc. Trên những bức tranh đó không chỉ có chữ thư pháp, tranh vẽ mà còn là những câu thơ, bài thơ. Và chúng luôn là sự tổng hợp hài hòa của thi, thư, họa, ấn. Chất liệu Sư Thầy — họa sĩ dùng để vẽ tranh Tết chủ yếu là giấy dó và màu nước — một chất liệu dân gian.

"Cháu xin Thầy chữ Minh vì cháu muốn mình sáng suốt hơn và năm nay vào được đại học", — Thiên Long, học sinh lớp 11 nói.

© Ảnh : Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ cung cấpBức tranh Minh Hành của Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ
Bức tranh Minh Hành của Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ - Sputnik Việt Nam
Bức tranh Minh Hành của Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ

"Chúng tôi từ Hà Lan tới. Một người bạn Việt Nam của chúng tôi kể về phong tục xin chữ đầu năm của người Việt và về Sư Thầy — họa sĩ. Chúng tôi tới chùa Thiện Mỹ gặp Thầy, xin Thầy chữ như người Việt Nam. Anh Liudo xin chữ Lộc, còn tôi xin chữ An. Thực sự thì đây là hai bức tranh thủy mặc rất ý nghĩa", — chị Natasha chia sẻ.

© SputnikAnh Liudo xin chữ Lộc
Anh Liudo xin chữ Lộc - Sputnik Việt Nam
Anh Liudo xin chữ Lộc

"Tôi và em trai có kinh doanh, sản xuất ở Việt Nam. Chúng tôi rất trân trọng nhiều phong tục, truyền thống của Việt Nam. Tết chúng tôi cũng đi chùa, xin chữ. Chúng tôi tới xin chữ ở Thầy vì biết trong tranh Thầy vẽ chứa đựng nhiều ý tưởng sâu sắc. Năm nay Oleg xin chữ Thành, tức là muốn thành công, còn tôi xin chữ Phúc, tôi mong muốn hạnh phúc nhất. Nhưng chúng tôi không chỉ được chữ, chúng tôi còn nhận được hai bức tranh có nội dung sâu sắc và mang tính nghệ thuật cao", — anh Nikolai từ Nga chia sẻ với Sputnik.

© Ảnh : Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ cung cấpAnh Nikolai từ Nga nhận bức tranh thủy mặc-thư pháp với chữ Phúc
Anh Nikolai từ Nga nhận bức tranh thủy mặc-thư pháp với chữ Phúc - Sputnik Việt Nam
Anh Nikolai từ Nga nhận bức tranh thủy mặc-thư pháp với chữ Phúc

Điều đặc biệt nữa là trong mỗi tác phẩm tranh thủy mặc của Sư thầy — Họa sĩ còn chứa đựng chất Thiền của Phật giáo, năng lượng bình an và tĩnh tại mang lại cho người thưởng thức một cảm nhận sâu lắng, thanh thoát, buông xả và tự tại.

© Ảnh : Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ cung cấpAnh Oleg từ Nga nhận bức tranh thủy mặc -thư pháp với chữ Thành
Anh Oleg từ Nga nhận bức tranh thủy mặc -thư pháp với chữ Thành - Sputnik Việt Nam
Anh Oleg từ Nga nhận bức tranh thủy mặc -thư pháp với chữ Thành

"Trong bức tranh "Mai" này thể hiện sức sống mãnh liệt: gốc mai già cỗi nhưng hoa vẫn bừng nở tươi, rạng rỡ trong tiết xuân. Hoa mai trong bức tranh này còn biểu hiện cho ý chí của con người", Sư Thầy — họa sĩ nói về ý nghĩa của bức tranh "Mai" cho phóng viên Sputnik.

Ông Konstantin Vnukov, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, khi một lần được chiêm ngưỡng Sư thầy — họa sĩ Thích Chỉnh Tuệ vẽ tranh cho chữ Tết, đã nói:

"Thầy Tuệ  không chỉ là vị sư, ông còn là một tài năng lớn, một họa sĩ giỏi, nhà thơ, hiểu biết rất sâu sắc Phật giáo. Tôi cảm nhận sự bình an trong tâm hồn. Điều này  rất quan trọng trong thế giới không hề đơn giản của chúng ta".

© Ảnh : Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ cung cấpSư Thầy -họa sĩ với Đại sứ Nga tại Việt Nam K.V. Vnukov và phu nhân
Sư Thầy -họa sĩ với Đại sứ Nga tại Việt Nam K.V. Vnukov và phu nhân - Sputnik Việt Nam
Sư Thầy -họa sĩ với Đại sứ Nga tại Việt Nam K.V. Vnukov và phu nhân

"Xin chữ và cho chữ khi Tết đến — một nét văn hóa đẹp của người Việt. Đó là hướng đến chân — thiện — mỹ", — Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ, nhà sư-họa sĩ tranh thư pháp-thủy mặc nói với Sputnik. 

Bức tranh thủy mặc — thư pháp Tết hay một chữ thư pháp đều thể hiện mong ước trong năm mới, là dấu hiệu của niềm tin vào điều tốt đẹp, là món quà mang ý nghĩa nhân văn. Nét đẹp truyền thống này hy vọng sẽ được bảo tồn và gìn giữ.

© SputnikSư thầy - họa sĩ Thích Chỉnh Tuệ đang vẽ tranh thủy mặc - thư pháp Tết
Sư thầy - họa sĩ Thích Chỉnh Tuệ đang vẽ tranh thủy mặc - thư pháp Tết - Sputnik Việt Nam
Sư thầy - họa sĩ Thích Chỉnh Tuệ đang vẽ tranh thủy mặc - thư pháp Tết
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала