Sự thật nào về doanh thu tiền tỷ trạm Dầu Giây: Gian dối hay yếu kém?

© Ảnh : Văn Dũng/Đời sống & Pháp lýTài xế trả tiền lẻ tại trạm thu phí BOT
Tài xế trả tiền lẻ tại trạm thu phí BOT - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vì sao doanh thu thấp, số lượng xe cộ ít, hiệu quả khai thác dự án thấp nhưng nhà đầu tư vẫn sẵn sàng, bỏ tiền, nhận thầu? Báo Đất Việt đặt câu hỏi.

Những nghi vấn về doanh thu thực tế tại trạm thu phí Dầu Giây sau khi bị cướp 2,2 tỷ vẫn là câu chuyện được giới chuyên môn đặc biệt quan tâm. Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia giao thông — TS Nguyễn Xuân Thủy đặt câu hỏi:

Kẹt xe ngày 8/1 tại BOT Sóc Trăng. - Sputnik Việt Nam
BOT TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây: Bị cướp mới... lộ tiền thu phí

"Liệu cháy nhà có lộ ra mặt chuột?".

Giải thích cụ thể từng điểm, trước hết vị TS đề cập về nghi vấn số tiền thu trong 1 ca (8 giờ) của trạm thu phí này thu được hơn 3 tỉ đồng, vậy với 3 ca/ngày, cao tốc TP.HCM — Long Thành — Dầu Giây (HLD) có thể thu được số tiền lên đến 8 — 9 tỉ đồng. Trong khi đó, theo báo cáo của VEC E, tổng kết 2018 công ty này thu được 1.100 tỉ đồng tiền thu phí, tính ra trung bình 1 ngày bình thường công ty thu toàn tuyến khoảng từ 3,3 — 3,4 tỉ đồng, cao điểm lễ, tết mỗi ngày có thể thu khoảng 5 — 6 tỉ đồng.

TS Nguyễn Xuân Thủy cho biết, lâu nay việc kiểm soát nguồn thu từ các trạm thu phí, BOT còn thiếu chặt chẽ, không thẩm định được số liệu báo cáo từ các trạm thu phí, quản lý vẫn thụ động theo kiểu báo bao nhiêu biết bấy nhiêu, rất nguy hiểm.

Ông dẫn lại bằng chứng từ kết quả kiểm toán nhà nước năm 2018, theo đó, sau khi thực hiện kiểm toán thì có tới 40/75 dự án BOT được kiểm tra "có vấn đề" và bị đề nghị giảm thu phí 120 năm.

"Quá nửa số dự án BOT có sai phạm. Kết quả kiểm toán khiến dư luận hoài nghi về chủ trương đầu tư BOT, nghi ngờ tính trung thực trong thực hiện thu phí. Tuy nhiên, dù sai phạm đã được kiểm toán chỉ rõ như vậy nhưng thiệt hại cụ thể, con số thất thoát, mất mát do các hoạt động sai trái từ các trạm thu phí gây ra thì không thể đo đếm được.

Tài xế trả tiền lẻ phản đối trạm thu phí BOT bất hợp lý. - Sputnik Việt Nam
Vì sao nhà đầu tư BOT không thích thu phí tự động?
Vì thế, việc dư luận nghi ngờ có sự gian dối trong thu phí tại trạm Dầu Giây là hoàn toàn dễ hiểu", ông Thủy nêu quan điểm.

Tiếp theo, khi sự việc xảy ra, nhà đầu tư có lên tiếng giải thích là đang bị "hiểu nhầm" về doanh thu, đồng thời cho biết, số tiền bị mất không phải nguồn thu trong 1 ngày của trạm thu phí mà là tiền thu sau nhiều ngày dồn lại. Cụ thể, đây là tổng số tiền doanh thu của 8 ca, thu trong 3 ngày.

Giải thích trên lại khiến vị TS có nhiều băn khoăn.

"Thật khó tin số tiền thu phí lại được cộng dồn từ nhiều ca, trong nhiều ngày mà không thực hiện quyết toán, bàn giao dứt khoát sau mỗi ca trực. Đây là điểm khó hiểu trong công tác quản lý, cho thấy sự yếu kém, thiếu minh bạch trong điều hành quản lý thu phí của trạm này", ông Thủy nói.

Về giải thích cho rằng, doanh thu trung bình của tuyến cao tốc TP.HCM — Long Thành — Dầu Giây là hơn 3 tỷ đồng/ngày, được thu từ 3 trạm thu phí đặt dọc tuyến. Không có chuyện thu  6,6 — 7,5 tỷ đồng/ngày. Tới đây, vị chuyên gia lại cho rằng, nếu doanh thu đúng như chủ đầu tư nói thì rõ ràng dự án đầu tư không hiệu quả. 
Như vậy, có thể đặt ra hai giả thiết: Một là chủ đầu tư đang giấu doanh thu hoặc hai là năng lực nhà đầu tư yếu.

Ông Thủy chỉ rõ:

"Qua khảo sát, tuyến Dầu Giây là tuyến đường có mật độ xe cộ qua lại rất lớn, chính vì nhìn thấy được tiềm năng khai thác tại dự án này nên nhà đầu tư mới bỏ tiền đầu tư vào đây. Chắc chắn khi đầu tư, nhà đầu tư đều phải có số liệu ước đoán tương đối sát, không ai mang tiền đi đầu tư nếu không nhìn thấy rõ lợi thế.

Với một nhà đầu tư có trình độ, năng lực, kinh nghiệm thì rõ ràng, doanh thu 3 tỷ đồng/ngày cho cả 3 trạm thu phí trên toàn tuyến không phải là con số nhà đầu tư mong muốn.

Vậy câu hỏi tiếp theo là: Vì sao doanh thu thấp, số lượng xe cộ ít, hiệu quả khai thác dự án thấp nhưng nhà đầu tư vẫn sẵn sàng, bỏ tiền, nhận thầu? Đây là câu hỏi cần được trả lời.

Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: “Xử lý tổng thể bài toán BOT trong năm 2019”
Theo tính toán, trạm thu phí Ninh Bình — Cầu Giẽ trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 5.000 xe qua lại, ngày cao điểm có thể đạt gấp đôi, điều này cho thấy mật độ xe qua lại lớn như thế nào.

Tuy nhiên, con số báo cáo của các nhà quản lý bao giờ cũng thấp hơn số lượng xe qua lại thực tế. Vì thế, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch, tôi cho rằng cần phải có phần mềm đếm xe qua lại tại mỗi trạm thu phí để tránh tình trạng gian dối trong báo cáo, thu phí của từng trạm".

Đứng trước hàng loạt những khúc mắc nói trên, TS Nguyễn Xuân Thủy đề nghị các cơ quan thanh tra, kiểm tra nhà nước phải vào cuộc làm rõ.

Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn sai phạm, thất thoát tại các trạm thu phí, vị TS cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra cần phải thực hiện định kỳ hàng quý, hàng năm theo một quy trình nghiêm ngặt, công khai, minh bạch.

Cùng với đó, vị chuyên gia cho rằng phải nhanh chóng áp dụng hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC), cùng với đó là lắp đặt hệ thống kiểm đếm số lượng xe tự động để đối chiếu, so sánh số lượng xe với nguồn thu — nộp về ngân sách. Nếu thực hiện tốt các giải pháp trên chắc chắn sẽ hạn chế được rất lớn những tồn tại, bất cập đang xảy ra.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала