Sự cố máy bay VietJet Air bục lốp: Tại máy bay hay sân bay?

© Ảnh : VGPMáy bay Vietjet
Máy bay Vietjet - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Đối với VietJet Air, việc bị đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt cũng đã là hình thức xử lý rất nặng trong ngành hàng không", chuyên gia nhận định trên báo Đất Việt.

Phần nhiều là do kỹ thuật

Ngày 13/2/2019, nhận định về nguyên nhân máy bay của hãng hàng không VietJet Air bị thủng lốp khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM), ông Bùi Quang Vinh — Phó Chủ tịch Hội KH&CN Hàng không Việt Nam cho biết:

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Vietjet liên tiếp gặp sự cố: Bộ trưởng Thể hỏi rất khó

"Nếu nói nguyên nhân khiến máy bay bị thủng lốp khi hạ cánh do chất lượng sân bay, đường băng thì chắc là không phải. 

Bởi chất lượng sân bay được thiết kế theo tiêu chuẩn, được kiểm tra rất kỹ lưỡng. Còn đối với đường băng, được kiểm tra theo quy trình, giữa mỗi chuyến bay đều có bộ phận quản lý đi kiểm tra. Mà thông thường những chuyến ban đêm được kiểm tra kỹ lưỡng hơn những chuyến bay ngày.

Để nói vật lạ rơi ra từ máy bay để lưu lại trên đường băng cũng rất hiếm, trừ khi có yếu tố phá hoại nào đó. Chính vì thế, việc thủng lốp khi máy bay hạ cánh thường có nguyên nhân là do bản thân lốp, càng máy bay đó là chính".

"Chính vì thế, theo tôi việc máy bay VietJet Air thủng lốp khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất phần nhiều có thể là do khâu kiểm tra kỹ thuật của hãng hàng không này chưa tốt hoặc bản thân lốp máy bay có vấn đề chứ khó có thể do nguyên nhân đường băng, sân bay" — ông Vinh nhận định.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam
Vietjet báo cáo gì với Bộ trưởng Thể sau sự cố "uy hiếp an ninh hàng không"?
Đáng lưu ý, sau sự cố rơi càng khi hạ cánh vào cuối tháng 12/2018, hãng hàng không VietJet Air được đưa vào danh sách kiểm soát đặc biệt nhưng một vài sự cố vẫn xảy ra. Về điều này, Phó Chủ tịch Hội KH&CN Hàng không Việt Nam cho rằng, việc đưa VietJet Air vào diện kiểm soát đặc biệt là để đảm bảo an toàn chung cho an ninh hàng không chứ không riêng gì chuyến bay đơn lẻ hay chỉ của mỗi hãng hàng không VietJet Air.

"Với những hãng hàng không phải thuê, mượn máy bay thường không làm chủ được tình hình về kỹ thuật, an toàn hàng không. Bởi, máy bay thuê, mượn thì cứ đến giờ, theo quy trình lại kiểm tra cái gì, bộ phận nào… chứ không kiểm tra những cái khác. Nên có trục trặc bất thường, khó kiểm soát cũng thường xảy ra với các hãng hàng không thuê, mượn máy bay" — ông Vinh nói.

Chưa thể kết luận

Cùng bàn về nguyên nhân máy bay của VietJet Air thủng lốp khi hạ cánh vào hôm 12/2 vừa qua, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống — Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, Đại học Bách khoa TP. HCM cho rằng, hiện chưa đủ bằng chứng để kết luận là do lỗi kỹ thuật hay yếu tố ngoại cảnh tác động.

Vị chuyên gia này phân tích:

"Cơ quan chức năng cần phải vào cuộc điều tra, phân tích để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Nếu lốp máy bay bị xịt trước khi đáp xuống đường băng thì lúc đó phần nhiều nguyên nhân đến khâu kiểm tra kỹ thuật của hãng hàng không không đảm bảo, nếu hiện tượng thủng lốp xảy ra khi bánh xe đang chạy trên đường băng thì đó có thể do chất lượng sân bay hoặc có vật lạ trên đường băng, khi đó trách nhiệm lại thuộc về cơ quan quản lý sân bay".

Cơ trưởng Huỳnh Lý Đông Phương của Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến giành phi công của các hãng hàng không Việt Nam
Chất lượng phi công cũng được PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nhắc đến như là một khía cạnh cũng có thể làm cho lốp máy bay bị thủng.

"Khi phi công hạ cánh không đạt tiêu chuẩn, hạ cánh trên đường băng lạ… cũng có thể khiến cho sự cố tương tự có thể xảy ra" — PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho biết.

Theo Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, thực tế trong những năm qua ngành hàng không Việt Nam đã có nhiều sự cố gắng và là một trong những nước có an toàn hàng không cao trên thế giới. Minh chứng rõ nhất là chúng ta có thể mở đường bay thẳng tới Mỹ trong vài năm tới.

Điều đó chứng tỏ, chất lượng hàng không, độ an toàn hàng không của chúng ta cũng ngang với Mỹ thì nước này mới chấp nhận cho việc mở đường bay thẳng đó.

"Còn đối với VietJet Air, việc bị đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt cũng đã là hình thức xử lý rất nặng trong ngành hàng không. Từ những sự cố đó, hãng hàng không này cần phải tự vấn bản thân, đội ngũ lãnh đạo, kỹ thuật cần tích cực kiểm tra, làm tốt hơn nữa để đảm bảo chất lượng tàu bay, mỗi chuyến bay nếu không thì hãng sự tự mất khách, người tiêu dùng quay lưng" — PGS.TS Nguyễn Thiện Tống chia sẻ thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала