Cái gì trong khí quyển có thể “hòa tan” mây và làm tăng mạnh độ nóng?

© Sputnik / Pavel Lvov / Chuyển đến kho ảnhmây
mây - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nhà khoa học cảnh báo rằng sự tích tụ carbon dioxide trong khí quyển có thể làm biến mất các đám mây phân tầng. Điều này có hậu quả nghiêm trọng với toàn bộ hành tinh chúng ta.

Những đám mây bao phủ 1/5 đại dương nhiệt đới phản chiếu ánh sáng mặt trời trên bề mặt. Giả sử không như vậy, thì nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 8 độ C, — theo thông báo của Nature Geoscience. 

Đại dương - Sputnik Việt Nam
Màu sắc của đại dương sẽ thay đổi như thế nào do sự nóng lên toàn cầu

Lần gần nhất ghi nhận mức nóng lên như vậy là cách đây 55 triệu năm, khi các khối băng vùng cực tan chảy hoàn toàn.

Với sự trợ giúp từ mô phỏng máy tính, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đám mây sẽ bắt đầu tan khi hàm lượng CO2 đạt 1200 phần triệu (ppm). Xin nhắc, trước thời cách mạng công nghiệp, mức độ carbon dioxide là 280 ppm, còn ngày nay chỉ số này đã là 410. Nếu vẫn tiếp diễn xu thế hiện tại, sau 100-150 năm sẽ đạt nồng độ CO2 nguy hiểm.

Trước đó, các nhà khoa học Thụy Sĩ tính toán rằng để vô hiệu hóa lượng khí thải carbon dioxide nhân tạo trong mười năm qua, cần trồng một nghìn tỷ cây trên bề mặt hành tinh, nghĩa là tăng diện tích rừng hiện tại lên khoảng 1/3. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала