Chuyên gia cho biết khi nào ở châu Âu có thể xuất hiện các tên lửa tầm trung

© AP Photo / Stringertên lửa
tên lửa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các tên lửa tầm trung và tầm ngắn có thể xuất hiện ở châu Âu trong vòng 5 đến 7 năm tới. Chuyên viên của Câu lạc bộ Valdai Dmitry Suslov, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn diện châu Âu và quốc tế, cho biết.

Hôm thứ Hai đã có tin rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc Nga đình chỉ thực thi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF). Theo sắc lệnh, Nga sẽ đình chỉ thi hành Hiệp ước INF cho đến khi Hoa Kỳ loại bỏ những vi phạm của nước này đối với các nghĩa vụ thỏa thuận hoặc hoàn toàn chấm dứt hiệu lực hiệp ước. Trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho biết rằng, vào ngày 2/2 Washington sẽ bắt đầu thủ tục ra khỏi Hiệp ước INF với Nga. Như Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo lưu ý, Mỹ có thể rút lại thông báo rút khỏi hiệp ước INF trước khi thời hạn sáu tháng kết thúc, nếu Nga tuân thủ trở lại một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng. Tuy nhiên, nếu cách hành xử của Nga không thay đổi, chúng tôi sẽ giữ vững quyết định rút khỏi hiệp ước, và hiệp ước sẽ chấm dứt".

"Sau khi hai nước đình chỉ việc thực thi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cơ hội triển khai các tên lửa này, kể cả trên lãnh thổ châu Âu, sẽ tăng lên. Các tên lửa tầm trung và tầm ngắn sẽ được bố trí trước hết ở châu Á. Cho đến nay, cả Nga và Hoa Kỳ đều tuyên bố rằng, họ không có kế hoạch và ý định triển khai các tên lửa ở châu Âu. Tuy nhiên, logic đối đầu có thể dẫn đến việc, sau 5-7 năm nữa những tên lửa này có thể xuất hiện ở châu Âu", — chuyên gia nói với Sputnik.

Cờ NATO và Hoa ky - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: NATO hỗ trợ Mỹ về Hiệp ước INF do thiếu ảnh hưởng đối với Washington
Theo ông, các sự kiện có thể phát triển theo kịch bản này. Chứng tỏ về điều đó là các tài liệu có tính chất khống luận và các hành động của Hoa Kỳ thời gian gần đây.

"Đây là học thuyết hạt nhân của Hoa Kỳ, trong đó Mỹ công bố kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân mini để bố trí trên tàu ngầm, đây là những tuyên bố của Hoa Kỳ cáo buộc Nga đang có học thuyết giảm leo thang hạt nhân vì lý do leo thang, mà chính bởi vậy Mỹ phải phát triển vũ khí hạt nhân mini, đây là hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, trong đó Hoa Kỳ chính thức công nhận rằng, phân khúc phòng thủ tên lửa châu Âu nhằm chống lại Nga, tức là nhằm mục đích đánh chặn các tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Nga. Hoa Kỳ nói công khai, trong trường hợp một cuộc xung đột hạt nhân bùng nổ ở châu Âu, hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu sẽ đánh chặn các tên lửa phi chiến lược của Nga. Thứ hai, Hoa Kỳ công bố học thuyết về cuộc tấn công hạt nhân giới hạn phủ đầu trước tiên là một công cụ để chống lại các tên lửa của Nga", — ông Suslov nói thêm.

tổ hợp Iskander - Sputnik Việt Nam
Nguồn tin cho biết Hoa Kỳ đã cố gắng chứng minh Nga “vi phạm” Hiệp ước INF như thế nào
Theo ông, việc triển khai các tên lửa sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng mới, tương tự như cuộc khủng hoảng tên lửa vào đầu những năm 1980. Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý rằng, điều này có thể có tác động tích cực.

Có lẽ một cuộc đối đầu leo thang mạnh mẽ như vậy sẽ khiến mọi người giữ đầu óc tỉnh táo và phát triển một hệ thống kiểm soát vũ khí mới, một khái niệm mới về sự ổn định chiến lược. Xin nhấn mạnh lần nữa rằng, Hoa Kỳ không có ý chí chính trị để làm điều đó. Chắc là, khi leo thăng và tăng cường chạy đua vũ trang đạt đến giới hạn nhất định, thì khi đó ý chí này sẽ xuất hiện. Dưới thời cuộc Chiến tranh Lạnh cũng đã từng như vậy",- chuyên gia giải thích.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала