"Chúng tôi nghĩ rằng mình đã thắng." Mười năm "khởi động lại" mối quan hệ Nga-Mỹ

© AFP 2023 / ALEXANDER NEMENOVNút “quá tải”
Nút “quá tải” - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Mười năm trước, vào ngày 6 tháng 3 năm 2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, đã trao cho cho người đồng cấp Nga - ông Sergei Lavrov - một nút đỏ lớn - biểu tượng của việc "khởi động lại" mối quan hệ song phương.

Tuy nhiên do lỗi của người dịch, trên nút lại ghi chữ "quá tải". Bất chấp sai lầm khá tượng trưng này, sau giai đoạn gay gắt của cuộc đối đầu, khi đó Hoa Kỳ và Nga đã có thể đạt đến một cấp độ hợp tác mới. Nhưng tình bạn không kéo dài được lâu.

"Thành ra là quá tải"

Tháng 3 năm 2009. Khách sạn InterContinental ở trung tâm thành phố Geneva tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Từ Washington họ đã mang một món quà đến Thụy Sĩ, — biểu tượng của mối quan hệ mới. Chữ ghi trên nút lớn màu đỏ có nghĩa là: "quá tải".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở Geneva, 2009 - Sputnik Việt Nam
Vì sao bà Clinton lại tặng ông Lavrov nút “quá tải”

"Chúng tôi rất cố gắng để viết từ này bằng tiếng Nga một cách chính xác, và đã làm được điều đó?" — bà Hillary giới thiệu với ông Lavrov món quà lưu niệm. "Ở đây cần phải ghi là "khởi động lại", chứ không phải "quá tải", Bộ trưởng Ngoại giao Nga sửa lỗi cho đồng nghiệp. Tuy nhiên, các bộ trưởng đã thể hiện ý định thân thiện trước mọi người — họ cùng nhấn nút dưới ánh đèn flash của camera. Bà Clinton đã biến sự hiểu lầm thành một trò đùa, hứa sẽ không cho phép "quá tải" trong quan hệ Nga-Mỹ.

Sau đó bắt đầu các cuộc đàm phán sôi nổi. Hai bên đã thảo luận về hệ thống phòng thủ tên lửa, hiệp ước giới hạn vũ khí tấn công chiến lược (START), hồ sơ hạt nhân Iran — nói tóm lại, tất cả các vấn đề cấp bách. Dường như Moskva và Washington đã đạt được sự hiểu biết lẫn nhau trong các vấn đề cấp thiêt nhất. Thực tế khi đó không ai nghĩ đến sự "quá tải" chính xác sẽ xảy ra và sau mười năm giữa hai quốc gia còn tồn tại nhiều vấn đề hơn,

Thời kỳ "kẹo và hoa"

Sau khi bắt đầu sự kiện mang tính biểu tượng "khởi động lại", lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bay đến thủ đô nước Nga.

Barack Obama - Sputnik Việt Nam
Obama vội vàng làm hỏng quan hệ với Nga như thế nào

Quan hệ với phương Tây được cải thiện nhanh chóng. Tại hội nghị thượng đỉnh Nga — EU, ý tưởng hiện đại hóa việc hợp tác được nêu ra, Moskva và Brussels gần như đã đồng ý về chế độ miễn thị thực.

Nga và Hoa Kỳ ký hiệp ước START-3 (sẽ hết hạn vào năm 2021), quy định giảm số lượng vũ khí hạt nhân, máy bay ném bom hạng nặng, tên lửa đạn đạo liên lục địa, cũng như tên lửa phóng từ tàu ngầm. Tài liệu này nhận đủ các phê bình chỉ trích ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng phù hợp với lợi ích của cả hai quốc gia và tạo ra các điều kiện tiên quyết mở rộng tương tác Nga — Mỹ trong toàn bộ lĩnh vực hạt nhân. Ngay trong năm 2011, Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình đã có hiệu lực.

Moskva cho phép người Mỹ và các đồng minh vận chuyển hàng hóa quá cảnh Nga cho các hoạt động quân sự ở Afghanistan. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quan điểm về vấn đề Afghanistan của hai bên trùng khớp. Từ đất nước đang chìm đắm trong cuộc nội chiến, một dòng ma tuý chảy vào các vùng lãnh thổ lân cận, và liên minh phương Tây chỉ nhìn qua kẽ ngón tay. Mặt khác, Moskva công nhận về tổng thể, sự hiện diện của người Mỹ đóng vai trò ổn định cho toàn bộ khu vực. Do đó Kremlin cho rằng cần phải hỗ trợ Nhà Trắng.

Baghdad - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Iraq: Chúng tôi sẽ không phát triển quan hệ với Hoa Kỳ để chống Nga

Ngoài tất cả những điều này, Nga cuối cùng đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nếu không có sự hỗ trợ tích cực của Washington, quá trình này rõ ràng sẽ kéo dài hơn. Chính Nhà Trắng đã thuyết phục các đối tác khó tính  loại bỏ những trở ngại cuối cùng trên con đường gia nhập WTO của Nga.

Mỗi nước đều có lý do riêng của mình

Moskva và Washington đều có lý do riêng để "khởi động lại". Chính quyền Barack Obama thừa hưởng các cuộc chiến tranh không được ủng hộ ở Iraq và Afghanistan, vị thế của Mỹ ở Trung Đông suy yếu, tình cảm chống Mỹ ở châu Âu và Mỹ Latinh tăng lên. Nhà Trắng quyết định sửa đổi chính sách đối ngoại, bao gồm cả quan hệ với Nga.

Người Mỹ đã dịu giọng trong cuộc đối thoại với Moskva. Washington hiểu rằng sự thành công trong hoạt động của lực lượng liên minh ở Iraq, việc giải quyết vấn đề hạt nhân  Iran và Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Nga. Ngoài ra, Nhà Trắng còn băn khoăn trước cái nhìn của Kremlin hướng về châu Á, đặc biệt là sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Nga và Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao LB Nga - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao chỉ ra mục tiêu chiến dịch của Nga tại Nam Ossetia trong năm 2008

Moskva cũng cần một sự "khởi động lại". Sau các sự kiện ở Nam Ossetia, Nga gần như rơi vào tình trạng bị cô lập trong đối ngoại, ngay cả các đối tác trong SNG, SCO và BRICS đã kiềm chế sự hỗ trợ trực tiếp, căng thẳng với người Mỹ khi đó đã vượt quá sự cần thiết.

Hơn nữa, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Moskva không muốn đối đầu với các nước phát triển, vì sợ hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Trong năm 2009, cả hai bên đều quan tâm đến việc tái lập mối quan hệ.

Van đóng dừng quá trình "khởi động lại"

Tuy nhiên khoảng thời gian "kẹo và hoa" không kéo dài. Các vấn đề không thể chỉ được quét giấu dưới thảm, và cuộc khủng hoảng Syria chỉ phơi bày chúng ra. Hóa ra Washington và Moskva hoàn toàn khác nhau về cái nhìn giải quyết tình hình ở đất nước này. Người Mỹ bắt đầu tài trợ cho phe đối lập ôn hòa, kết quả lại là củng cố lực lượng phiến quân Hồi giáo. Điện Kremlin tuyên bố ủng hộ chính quyền Syria do Tổng thống Bashar Assad đứng đầu.

Barack Obama - Sputnik Việt Nam
Ông Obama tuyên bố: Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Iran và Nga trong vấn đề Syria

Vào tháng 6 năm 2013, một vụ bê bối gián điệp đã nổ ra. Nhân viên cơ quan NSA Edward Snowden cung cấp các thông tin bí mật đến giới truyền thông cho thấy các cơ quan tình báo Hoa Kỳ giám sát hàng loạt công dân trên khắp thế giới. Sau đó, Snowden phải rời khỏi Hoa Kỳ và trốn tránh ở các nước khác nhau. Nga đã cấp nơi trú ẩn cho anh ta. Washington coi đó là một hành động thù địch. Do đó Barack Obama đã từ chối đến thăm Moskva trước hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 9 ở St.Petersburg.  Đã không diễn ra cuộc gặp gỡ song phương tại diễn đàn.

Không ai nhắc đến "khởi động lại", và Ngoại trưởng Hoa Kỳ mới John Kerry năm 2014 tuyên bố kết thúc tiến trình này do cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm và sau đó gia nhập nước cộng hòa tự trị vào Nga. Hoa Kỳ gọi đó là sự chiếm đóng, áp đặt các biện pháp trừng phạt. Nga đáp trả lại tương xứng. Những yêu sách và lời trách móc qua lại lẫn nhau lớn nhanh như một quả cầu tuyết, các gói trừng phạt mới được thông qua.

Hy vọng cho việc bình thường hóa mối quan hệ nảy sinh sau khi thay đổi chính quyền Nhà Trắng. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ứng cử viên đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng.

Edward Snowden - Sputnik Việt Nam
Ông Snowden: Mỹ cố gắng nối lại việc giám sát hàng loạt

Trong chiến dịch tranh cử, ông đã dành nhiều lời khen ngợi cho tổng thống Nga. Vào mùa hè năm 2015, Trump phát biểu ông sẽ phát triển mối quan hệ tuyệt vời với Putin, chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ. Khi được biết rằng Lực lượng hàng không vũ trụ Nga, theo yêu cầu của lãnh đạo Syria, sẽ đánh bom các chiến binh tại nước này, Trump kêu gọi "hãy để Moskva làm điều đó".

Ngay giữa đỉnh điểm chiến dịch tranh cử tổng thống, ông công nhận Crưm của Nga. Tuy nhiên khi trở thành nguyên thủ quốc gia, ông ta đã thay đổi đáng kể ngôn từ. Tân tổng thống Mỹ nói "hy vọng chính quyền Nga sẽ giảm bớt bạo lực ở Ukraina và trả lại Crưm". Chính quyền Mỹ nhấn mạnh các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục cho đến khi Moskva trả lại bán đảo.

Khi Mỹ tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào căn cứ không quân Shairat (Syria), Moskva nói: "Động thái này của Washington gây thiệt hại đáng kể cho quan hệ Nga-Mỹ, vốn đã ở trong tình trạng tồi tệ". Trump thừa nhận "Hoa Kỳ chưa hòa hợp với Nga".

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Ông Trump bác bỏ ý kiến cho rằng Nga cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ

Sau hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki kéo dài hơn một giờ, nhà lãnh đạo Mỹ gọi kết quả của cuộc họp là "rất tích cực và cụ thể". Nhưng "cụ thể" những điều gì, ông đã không nói rõ.

Việc Hoa Kỳ rút lui đơn phương ra khỏi Hiệp ước INF, chấm dứt thỏa thuận hạt nhân với Iran, cũng như vụ bê bối tấn công mạng đã không lắng xuống trong vài năm, càng khiến hai nước xa lánh nhau. Sau cuộc bầu cử của Trump, bản báo cáo chung của CIA, FBI và NSA đã được giải mật, trong đó Nga bị cáo buộc về các cuộc tấn công mạng nhằm gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử. Moskva phủ nhận tất cả các buộc tội, với lý do không có bất kỳ bằng chứng nào.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trump cho biết Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF với Nga

Nói chung, việc "khởi động lại" thực sự đã không xảy ra. Ở cả hai nước, chính sách này bị chỉ trích ngay từ đầu. Nó đã không dẫn đến một sự mở rộng đáng kể thương mại Nga — Mỹ hoặc gia tăng đầu tư vào Nga. Rõ ràng, sự hợp tác giữa  điện Kremlin và Nhà Trắng được nhìn nhận theo cách khác nhau.

Điều này đã được xác nhận bởi nhà chỉ trích Moskva lâu năm, cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Bà đã xin lỗi chính trị gia người Mỹ, ông Rom Romney, người cũng tích cực phê phán chính sách của Nga. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu sự tha thứ cho bất đồng lâu dài với Romney về việc Moskva là đối thủ chính của Washington.

"Khi đó chúng tôi nghĩ rằng chiến tranh lạnh đã kết thúc và chúng tôi đã chiến thắng", bà Albright thừa nhận. "Chúng tôi quên rằng đang làm việc với một đặc vụ KGB, và nghĩ ông ta có những quân bài yếu, nhưng đã chơi rất tốt ván bài của mình. Putin đã đưa đất nước của mình trở lại đấu trường quốc tế", cựu chiến binh ngành ngoại giao Mỹ tóm lược.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала