Bó tay với Bộ trưởng Thể: "Không phải anh muốn ban hành cái gì cũng được!"

© Ảnh : baogiaothong.vnBộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Tôi chỉ nói một câu: Bó tay Bộ trưởng Thể!", cựu đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm bình luận về đề xuất "Mất bằng lái xe phải thi lại" của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, VNF dẫn bình luận cho biết.

Theo cựu đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm, từ ngày ông Nguyễn Văn Thể nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải "chưa thấy ông làm gì thật sự có lợi cho dân, cho nước. Trái lại, ông rất nổi tiếng với những phát biểu, cách làm 'khác người'".

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
"Có thể, Bộ trưởng Thể và cả ngành giao thông đang bị đau đầu!"

Đầu tiên là cải tiến thu phí thành thu giá. Bị phản ứng, Bộ Giao thông vận tải phải sửa lại như cũ.

Hai là khi bị truy trách nhiệm của hàng loạt dự án BOT, ông Nguyễn Văn Thể cho rằng đó là sản phẩm của những người trước. Nhưng ông Trần Khắc Tâm nhấn mạnh: ai cũng biết rằng chính tay ông Thể từng ký quyết định phê duyệt hàng loạt dự án BOT khi còn làm thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

"Bây giờ mỗi khi nhắc lại, đi qua những cung đường BOT thu phí, người dân đều nghĩ đến ông với thái độ không thiện cảm chút nào. Vậy mà ông cũng nói được!", ông Tâm bình luận.

Cựu đại biểu Quốc hội cho rằng với phát ngôn "Mất giấy phép lái xe là phải đi thi lấy bằng lái xe lại", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang "làm ngược lại những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh" đó là cái gì có lợi cho dân, cho nước thì cứ làm.

© Ảnh : VietQĐại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng)
Đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng)

"Từ lúc mới biết nói, ông bà ta đã dạy con cháu nên 'uốn lưỡi 7 lần trước khi nói'. Ở vị thế của Bộ trưởng, ông (Thể) càng phải cân nhắc, uốn lưỡi nhiều hơn trước khi nói, một điều mà làm người, ai cũng biết, chỉ có ông là không biết.

"Nhiều người am hiểu nói ông nói nhiều, nhiều đến mức nhàm. Nói nhiều hơn làm. Nói không đi đôi với làm…", ông Tâm gay gắt.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Thể: "Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại"
Ông Trần Khắc Tâm cũng kể một câu chuyện thú vị về Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hồi còn làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng.

"Ông đến dự lễ khai giảng năm học mới tại một trường cấp 3 của tỉnh này. Sân trường nóng nực, gần 500 em học sinh ngồi phơi nắng nhưng phải ngồi nghe ông nói. Ông nói rất dài, dài như… và phát biểu toàn những điều vĩ mô, không ăn nhập đến học sinh. Khi ông dứt lời, học sinh vỗ tay rần rần, ông lên mặt khoái chí nghĩ rằng mọi người tán thưởng. Nhưng ông đâu biết rằng học trò vỗ tay vui mừng vì ông nghỉ nói, tắt đài, không bị tra tấn nữa. Ai cũng hiểu, chỉ mình ông không hiểu".

"Xin mượn câu thơ của cụ Nguyễn Du để trải lòng: 'Lời quê góp nhặt dông dài…', thôi thì khuyên ông nếu không đủ tầm và tâm, không được dân tín nhiệm thì về hưu cho rồi. Nói vậy thôi, chứ ngay cả điều đơn giản nhất, ông cũng không biết nói tiếng xin lỗi dân khi đã gây ra rất nhiều phiền hà!", ông Trần Khắc Tâm bình luận.

Còn Trí Thức Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Đình Quyền, nguyên Viện trưởng Viên nghiên cứu lập pháp của Ủy ban TVQH khẳng định: 

"Bộ GTVT không có thẩm quyền ban hành quy định "mất bằng lái xe phải thi lại"

Tại phiên giải trình do Ủy ban Tư pháp tổ chức vào ngày 6/3, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đề xuất tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng, xin thêm bằng lái xe thứ hai, thứ ba.

Trao đổi với PV vào chiều 7/3, ông Nguyễn Đình Quyền, nguyên Viện trưởng Viên nghiên cứu lập pháp của Ủy ban TVQH, người tham dự trong phiên họp ngày 6/3 cho rằng, đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể như trên không hợp lý và không có cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Mất giấy phép lái xe phải thi lại: "Thật vô lý!"
Theo ông Quyền, căn cứ vào Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra nguyên tắc rất cơ bản trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến hạn chế quyền công dân đều phải quy định bằng Luật.

"Việc quy định người mất bằng lái xe phải thi lại liên quan đến hạn chế quyền công dân nên phải quy định bằng Luật và thẩm quyền thuộc Quốc hội.

Còn Bộ trưởng Bộ GTVT đề xuất nhưng kể cả Bộ GTVT và Chính phủ cũng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy định liên quan đến vấn đề này", ông Quyền nói.

Ông Quyền nêu rõ, nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền là pháp luật phải được tối thượng, tôn trọng. Đồng thời, Nhà nước quản lý không được trách nhiệm trước hết thuộc về Nhà nước và không bao giờ được đổ phần khó lại cho người dân.

© Ảnh : GDVNÔng Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội
Ông Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội

"Trong trường hợp, hệ thống pháp luật chưa đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh hoặc quản lý Nhà nước chưa bao quát hết thì nguyên tắc cơ bản là nếu Nhà nước chưa quy định, chưa quản lý hay tất cả các hạn chế sẽ thuộc trách nhiệm của Nhà nước chịu, không bao giờ được đổ cho người dân cả.

Người dân trong các trường hợp này phải được đảm bảo quyền lợi hợp pháp, đúng quy định. Do đó, việc ban hành các chính sách, văn bản liên quan đến quyền công dân phải rất thận trọng.

Cùng với đó, bất kỳ quy phạm pháp luật nào cũng phải dựa trên cơ sở, căn cứ thực tiễn và nó phải có đạo lý, chứ không phải anh là cơ quan quản lý Nhà nước anh muốn ban hành cái gì cũng được", ông Quyền nhấn mạnh.

TS Nguyễn Đức Kiên trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động ngày 12-9 - Sputnik Việt Nam
Những phát ngôn gây "sốc dư luận" của ông Nguyễn Đức Kiên về BOT
Nguyên Viện trưởng Viên nghiên cứu lập pháp của Ủy ban TVQH đánh giá, trong đề xuất được Bộ trưởng Thể đưa ra đã có sự nhầm lẫn giữa hai đối tượng với nhau.

Cụ thể, việc mất bằng, cấp lại bằng và vi phạm trật tự, an toàn giao thông là hai việc hoàn toàn khác nhau. Cùng với đó, việc người ta lợi dụng mất bằng để có được bằng 2, bằng 3 lại là chuyện vi phạm pháp luật và quản lý Nhà nước phải xử lý vấn đề đó.

"Việc mất bằng lái xe có những trường hợp xuất phát từ nguyên nhân bất khả kháng, như hỏa hoạn mất cắp, đi vào vùng thiên tai không may mưa lũ cuốn trôi… và việc được cấp lại bằng là nguyên tắc tối thượng, không có gì phải bàn cãi", ông Quyền chỉ rõ.

Ông nhìn nhận thêm, việc đưa ra quy định người bị mất bằng lái xe phải thi lại là không nên khi bằng đó vẫn còn có giá trị. Chưa kể, người dân sẽ so sánh nếu mất bằng tốt nghiệp đại học, trung học… mà cũng yêu cầu học lại sẽ là chuyện phi thực tế.

Vẫn theo TS Nguyễn Đình Quyền, việc mất bằng lái xe với chuyện chống nạn bằng lái xe giả hay việc lợi dụng để cấp thêm 2 —3 bằng không liên quan gì đến nhau.

"Việc xác định bằng lái xe bị thu hồi do vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hay mất thật thì các giải pháp kỹ thuật hoàn toàn có thể làm được.

Việc không quản lý được để xảy ra lợi dụng nhằm cấp thêm bằng 2 — 3 là trách của cơ quan Nhà nước chứ không thể vì cơ quan quản lý không quản lý được mà bắt người dân phải thi lại", ông chỉ rõ.

Sai về cả trách nhiệm hoạch định chính sách và tư duy chính sách

Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia bình luận đề xuất gây sốc của Bộ trưởng Thể
Cũng trao đổi với PV, TS Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) khẳng định, ông không đồng tình với đề xuất trên của Bộ trưởng GTVT.

Theo ông Sơn, mất bằng lái xe do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, gặp sự cố bất ngờ dẫn đến mất, thất lạc, cháy, hư hỏng… sẽ không thể bắt người dân đi thi lại.

"Đề xuất tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại là hoàn toàn không hợp lý. Việc này đẩy trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước sang trách nhiệm của người dân", ông Sơn nói.

Ông cũng nhấn mạnh, với đề xuất "mất bằng lái xe phải thi lại" rõ ràng cho thấy cái sai về cả "trách nhiệm hoạch định chính sách và vấn đề tư duy chính sách" của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cán bộ liên quan.

© Ảnh : Dân TríTS Lê Hồng Sơn – nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp
TS Lê Hồng Sơn – nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp - Sputnik Việt Nam
TS Lê Hồng Sơn – nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp

"Muốn tránh tình trạng lợi dụng, xin thêm bằng lái xe trước hết Bộ GTVT cần tập trung chấn chỉnh nội bộ.

Trong đó, quan trọng nhất là siết chặt quản lý công chức, viên chức làm tại các Trung tâm thi tuyển, sát hạch lái xe, đơn vị cấp và quản lý giấy phép lái xe để chống tiêu cực, xin cho.

Khi đó, việc thi tuyển cấp mới và quản lý giấy phép lái xe sẽ chặt chẽ hơn, chất lượng tài xế sẽ tốt hơn", ông Sơn nêu rõ.

Liên quan đến đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, trao đổi với PV, một lãnh đạo Tổng Cục đường bộ đã từ chối bình luận về vấn đề này và cho rằng, việc này mới đang đề xuất nên có thể Bộ trưởng sẽ giao cho các đơn vị khác tham mưu, thông tin sau.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала