Hướng tới Festival Huế “Tinh hoa nghề Việt”

© Depositphotos.com / Chris HoweyHuế
Huế - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian trình diễn các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của Việt Nam và các nước khác; Lễ hội hoa làng nghề 2019; Lễ hội Áo dài “Áo Dài trên con đường di sản”; Lễ hội kinh khí cầu quốc tế và nhiều triển lãm, lễ hội, sự kiện khác sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2019 ngày 26/4-02/5 tới.

Chương trình Festival nghề truyền thống Huế 2019 vừa được công bố sáng nay 05/4, tại cuộc họp báo Festival nghề truyền thống Huế 2019 diễn ra tại Hà Nội.

Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 300 nghệ nhân, 63 cơ sở sản xuất và làng nghề từ trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đăng ký tham gia Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VIII.

Áo dài họa tiết dân gian của NTK Vũ Việt Hà - Sputnik Việt Nam
Mùa xuân Bắc Hà muôn màu rực rỡ (Video, ảnh)

Họa sĩ Y Nhi Ksor gửi 3 tác phẩm tới dự Festival Huế: "Đi dự Hội"; "Lễ trao vòng"; "Bình minh trên Buôn".

“Trong những tác phẩm tôi gửi tới Festival, tôi thích nhất là bức "Đi dự Hội", bởi vì nó thể hiện những khoảnh khắc từ tuổi thơ tại quê nhà; mọi người từ già đến trẻ đều háo hức mong chờ sự kiện lễ hội thật hoành tráng và vui vẻ, mọi người được giao lưu làm quen, được ăn uống, nghe đánh chiêng, nhảy múa và thưởng thức ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.Tác phẩm muốn khắc họa lại thời điểm cảm xúc nhất về sự kiện trên đường đi đến dự hội, sự rạo rực của từng nhân vật trên đường đi và chờ đón một tương lai hạnh phúc ở phía trước”, Họa sĩ đất Tây Nguyên Y Nhi Ksor nói với Sputnik.

© SputnikTác phẩm Binh minh trên buôn của họa sĩ Y Nhi Ksor
Hướng tới Festival Huế “Tinh hoa nghề Việt” - Sputnik Việt Nam
Tác phẩm Binh minh trên buôn của họa sĩ Y Nhi Ksor

Còn Hoạ sĩ sơn mài Hồ Thị Xuân Thu (quê ở Huế) chia sẻ với phóng viên Sputnik:

“Tôi nhận được lời mời tham gia Festival Huế lần này. Tôi rất vui vì được giới thiệu với cội nguồn của mình một mảng đề tài Tây nguyên mà là quê hương thứ hai của tôi. Tranh sơn mài về đề tài Tây nguyên tôi giới thiệu là mảng đề tài lễ hội không gian văn hoá cồng chiêng Tây nguyên, những gam màu truyền thống của sơn mài đỏ đen, vàng bạc lại rất duyên với chủ đề về con người và vùng đất Tây nguyên.

© SputnikTranh sơn mài Gương mặt ngày hội của họa sĩ Xuân Thu
Hướng tới Festival Huế “Tinh hoa nghề Việt” - Sputnik Việt Nam
Tranh sơn mài Gương mặt ngày hội của họa sĩ Xuân Thu

Lần này đến tôi mang tới Festival nghề truyền thống 10 bức tranh: Lễ hội Pơ Thi, Những thiếu nữ Tây nguyên, Men rừng, Hoa đường về, Vòng xoang ngày hội, Vào hội tháng ba, Sưởi nắng...

© SputnikTranh sơn mài Lễ hội Pơ Thi của họa sĩ Xuân Thu
Hướng tới Festival Huế “Tinh hoa nghề Việt” - Sputnik Việt Nam
Tranh sơn mài Lễ hội Pơ Thi của họa sĩ Xuân Thu

Tác phẩm “Lễ hội Pơ Thi”, “Vòng xoang ngày hội” là các tác phẩm yêu thích của tôi. Đây là lần đầu tôi tham gia Festival Huế. Còn gì vui hơn khi tác phẩm của mình được in trên quốc phục của dân tộc, rạng rỡ trước sự chiêm ngưỡng của bạn bè trong và ngoài nước”

NTK áo dài nổi tiếng Quang Huy sẽ đến với Festival Huế với một bộ sưu tập áo dài. BST được lấy ý tưởng từ không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên mà đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại.

Những cô gái Tây Nguyên trong trang phục thổ cẩm truyền thống - Sputnik Việt Nam
Hy vọng về một xu hướng phát triển Thổ Cẩm Việt Nam

“BST của tôi kết hợp nhiều yếu tố: truyền thống thì sử dụng kết hợp vải thổ cẩm của những dân tộc được vinh danh, như như Ê-Đê, M’Nong, Mạ; thổ cẩm nguyên gốc người dân sản xuất và thổ cẩm tôi nghiên cứu họa tiết của họ và dệt công nghiệp. Điều đó cho phép lan tỏa trên nhiều ý tưởng thiết kế khác nhau, từ túi sách, phụ kiện, khăn áo chăn màn gối đệm cho đến sản phẩm thời trang và áo dài là một trong số đó. Tùy từng yêu cầu sản phẩm. Khi sản phẩm sẽ phong phú, nhiều người sử dụng, thì đó chính là phát triển văn hóa”, - NTK áo dài nổi tiếng Quang Huy nói với Sputnik.

Theo Ban tổ chức Festival, Festival nghề truyền thống Huế năm nay có nhiều điểm nhấn. Trước hết, không gian tôn vinh nghệ nhân và nghề truyền thống được trang trí đẹp, mang tính nghệ thuật cao. Mỗi không gian là một câu chuyện về nghề mang dấu ấn Việt và có tính hội nhập quốc tế.  Bên cạnh đó là không gian đi bộ và cảnh quan đặc sắc, các lễ hội chưa từng có ở Huế. Điểm ấn tượng nữa là không khí chuẩn bị của các làng nghề với điểm nhấn mang tính tương tác cộng đồng. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thú vị và ấn tượng cho công chúng và du khách.

Áo dài Việt Nam và nghệ thuật dân gian Nga - Sputnik Việt Nam
Áo dài Việt Nam và nghệ thuật dân gian Nga

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế nhấn mạnh, Festival nghề truyền thống Huế từng bước hướng đến tính quốc tế với sự tham gia của các nghề thủ công nổi tiếng từ một số quốc gia. Có 17 đoàn quốc tế và 11 thành phố, tổ chức quốc tế tham dự, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát huy truyền thống của 7 kỳ Festival trước, Festival nghề truyền thống Huế 2019 sẽ được tổ chức quy mô, chất lượng, hiệu quả, tầm cỡ quốc gia, mang yếu tố quốc tế. Festival hướng tới quảng bá hình ảnh về cố đô Huế, góp phần tích cực trong việc khôi phục, hỗ trợ, phát triển các làng nghề truyền thống và ngành thủ công của xứ Huế, cũng như  của Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала