Brussels lo ngại làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Balkan

© Fotolia / ArtjazzBrussels, Bỉ
Brussels, Bỉ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khoản tín dụng 614 triệu euro của Trung Quốc cho Bosnia dẫn đến việc các cơ quan giám sát của EU phải can thiệp vì Bosnia vi phạm các thủ tục châu Âu bắt buộc đối với các nước thành viên.

Khác với các nhà đầu tư châu Âu, các nhà đầu tư Trung Quốc đang hoạt động rất tích cực ở vùng Bankan, nhờ đó Bắc Kinh đã củng cố đáng kể vị thế của mình trong khu vực. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, giáo sư Mary-Françoise Renard phụ trách Viện nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Clermont-Auvergne (Pháp), nói về những lo ngại của Brussels.

Trong 40 năm qua không có vốn đầu tư lớn như vậy

“Chiến lược của Trung Quốc trên thế giới trong mấy năm gần đây là đầu tư đáng kể ra nước ngoài trong các lĩnh vực quen thuộc nhất với Trung Quốc: giao thông, cơ sở hạ tầng hoặc năng lượng. Thông thường những dự án như vậy được xem như tân Con đường Tơ lụa, nối Trung Quốc với châu Âu. Đôi khi thật khó để nói điều này có đúng như vậy hay không. Trong mọi trường hợp, đây là một phần của chiến lược phát triển đa phương, không chỉ trong thương mại, mà còn trong lĩnh vực đầu tư. Bắc Kinh rất muốn "hiện diện ở khắp mọi nơi", - bà Mary-Françoise Renard, tác giả cuốn sách "Nền kinh tế Trung Quốc", được xuất bản gần đây tại NXB “La Découverte”, nhận xét.

Trung Quốc đã mua nhà máy luyện kim lớn nhất của Serbia ở Smederevo. Agence France-Presse (AFP) trích dẫn câu nói của công nhân Zoran Matic, anh gọi các chủ sở hữu mới là "những người bạn". Công ty HBIS đã cứu nhà máy khỏi phá sản và 5.000 người không bị mất việc. Hợp đồng trị giá 46 triệu euro.

Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Thung lũng Silicon mất dần vốn đầu tư từ Trung Quốc

“Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp này và duy trì việc làm cho người lao động. Nhờ đó, hầu hết các nước Balkan bắt đầu đối xử với Trung Quốc tốt hơn so với vài năm trước”, chuyên gia nhấn mạnh.

Trong năm 2018, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã thuyết phục Bắc Kinh nên đầu tư vào các mỏ quặng đồng ở Bor, ông muốn để Trung Quốc đầu tư vào phát triển công nghệ tiên tiến.

Belgrade chính thức tuyên bố gia nhập EU, nhưng điều này không ngăn cản Serbia tiếp nhận sự hỗ trợ của Trung Quốc. Liệu ảnh hưởng của Brussels bắt đầu giảm đi ở phía Đông châu Âu?

“Vẫn còn quá sớm để nói về điều này. Trong mọi trường hợp, hiện có nguy cơ chia rẽ. Khác với những nước châu Âu khác, tại Liên Hợp Quốc Hungary và Hy Lạp đã bỏ phiếu để không gây hại cho Trung Quốc”.

Chuyên gia giải thích thêm rằng, một số quốc gia Balkan muốn quay lại EU, vì Liên minh châu Âu vẫn là đối tác chính của họ. EU chiếm 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Serbia, Bosnia, Montenegro, Bắc Macedonia, Albania và Kosovo. Đồng thời, theo dữ liệu của Ủy ban châu Âu, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016, các khoản đầu tư của Trung Quốc chỉ chiếm 1%.

Brussels theo dõi sát sao diễn biến tình hình. Trong cuộc phỏng vấn của AFP, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng khối Johannes Hahn đã bày tỏ sự lo ngại trước việc các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Balkan có thể gây ra những hậu quả kinh tế xã hội và tài chính. Ông cảnh báo rằng, chiến lược của Trung Quốc được gọi là "ngoại giao bẫy nợ" có thể cản trở "sự ổn định và phát triển kinh tế của các nước Balkan". Hãng AFP trích dẫn ý kiến của ông Matt Ferchen, chuyên gia tại Trung tâm chính sách toàn cầu (Carnegie-Tsinghua), ông nhấn mạnh rằng, các nước Balkan không thể tiếp cận thị trường tài chính châu Âu và trong tình trạng này họ chỉ đơn giản không thể từ chối tiền đầu tư...”

Trung Quốc đang đầu tư vào nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Phi. Bắc Kinh nói với họ: không nên lo lắng về các khoản vay ngắn hạn, đây là các gói vay với lãi suất rất thấp và thực tế không có bất kỳ điều kiện nào, khác với những khoản tín dụng của các nước châu Âu. Nhưng, không ai biết khi nào Trung Quốc sẽ đòi trả nợ. Các quốc gia này đang dần trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc. Bất cứ lúc nào, Trung Quốc có thể nói: "Bạn phải trả lại tiền, và nếu bạn không thể trả nợ thì tôi yêu cầu bạn phải làm như vậy thay vào đó". Các quốc gia này không phải là các cường quốc lớn và khá dễ bị tổn thương về kinh tế và chính trị, - bà Mary-Françoise Renard nhấn mạnh.

Nợ công Montenegro lên tới 70% GDP sau khi nước này vay 800 triệu euro từ một ngân hàng Trung Quốc để xây dựng một đường cao tốc ở miền núi.

Lo ngại về tham nhũng

Nếu các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các nước Balkan làm dấy lên mối lo ngại lớn như vậy ở các nước phương Tây, tại sao bản thân EU không cứu các doanh nghiệp đã lâm vào tình huống khó khăn?

“Vì nhiều lý do. Ví dụ, một số doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, - bà Mary-Françoise Renard giải thích. Người Trung Quốc đang tích cực phát triển các nhà máy nhiệt điện đốt than để cung cấp điện cho các nước Balkan, trong khi đó Liên minh châu Âu kêu gọi các nước này xem xét vấn đề chuyển đổi sinh thái.

Quốc kỳ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tại sao các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng nền kinh tế của Trung Quốc?

Một lý do khác là các chuyên gia cho rằng, những doanh nghiệp này không có lãi. Để duy trì việc làm, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt. Các nước phương Tây đã đi đến kết luận rằng, không nên mua lại các doanh nghiệp đã rơi vào tình thế khó khăn.

Hành động của Trung Quốc là một loại “nền ngoại giao kinh tế”. Có bồi thường. Cuối cùng, điều này sẽ phục vụ lợi ích chính trị của Bắc Kinh. Trung Quốc có một chiến lược khác so với các nước phương Tây”, - bà Mary-Françoise Renard nhấn mạnh.
Một yếu tố khác gây sự lo ngại của Brussels là tham nhũng. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp tại các quốc gia Balkan, và dòng tài chính từ châu Á không thể không gây sự lo ngại, - bà Mary-Françoise Renard lưu ý.

“Trong nhiều trường hợp ở các nước Balkan đấu thầu là không minh bạch. Đáng tiếc, hiện tượng này đi kèm với tham nhũng. Những nỗi lo ngại của người châu Âu là hoàn toàn có cơ sở. Hậu quả ô nhiễm môi trường, rủi ro nợ nần, sự bất ổn trong xã hội do nạn tham nhũng gây ra, - đây là những nguyên nhân gây sự lo ngại ở châu Âu”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала