Vào năm 2025, 80% dịch vụ công sẽ đạt mức cao nhất?

© Ảnh : Nguyen Quang Hieu/VGPThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Báo Một Thế giới - Dự thảo đề ra mục tiêu đến năm 2025, đối với cơ quan nhà nước, 80% dịch vụ công ở mức 4 (mức cao nhất) và đa số giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý là trên môi trường số hóa.

Ngày 2.5, Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì được tổ chức tại Hà Nội. Nằm trong chuỗi các hội thảo của Diễn đàn, tại Hội thảo chuyên đề “Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển kinh tế số tại Việt Nam”, đại diện Bộ TT-TT cho biết Chính phủ đang có đề án về chuyển đổi số quốc gia.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng cho biết ở dự thảo lần một của đề án trên, phạm vi chuyển đổi số gồm 3 lĩnh vực chính là với doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và xã hội với 3 giai đoạn từ khi có hiệu lực đến năm 2022, 2022 - 2025 và 2025 - tầm nhìn 2030.

Ngày 22/6/2011, UBND TP có quyết định 3163 cho phép công ty của Vũ nhôm sử dụng khu đất số 8 Nguyễn Trung Trực (quận 1) với thời hạn 50 năm. Khu đất nằm sát khuôn viên Thư viện Tổng hợp từng được UBND TP.HCM cho phép sử dụng để mở rộng thư viện từ trước năm 1995. - Sputnik Việt Nam
Doanh nghiệp lớn nhanh bất thường: Rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ TT-TT, dự thảo đề ra mục tiêu đến năm 2025, 50% doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số. Công nghiệp số phải đạt được khoảng 20% GDP công nghiệp số. Đối với cơ quan nhà nước, 80% dịch vụ công ở mức 4 (mức cao nhất) và đa số giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý là trên môi trường số hoá.

Còn phạm vi toàn xã hội, dự thảo đề xuất mục tiêu tìm cách phổ cập năng lực số cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân truy cập hạ tầng số với chi phí phù hợp. Giá cước truy cập băng rộng chỉ khoảng dưới 2% thu nhập của người dân.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel, hiện viễn thông gồm hạ tầng vật lý và phi vật lý. Trong đó, hạ tầng vật lý gồm phần kết nổi, truyền tải, các mạng cáp quang cũng như 3G, 4G, 5G đóng vai trò then chốt. Mạng cáp quang không chỉ có các đường trục mà hiện cáp quang gia đình cũng chiếm 70 - 80%. Ngoài ra còn hạ tầng dữ liệu và hạ tầng thanh toán.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende tại buổi đối thoại. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam ủng hộ những ý tưởng, mô hình kinh doanh đột phá

Ông Dũng nhận định thời gian tới, việc đầu tư hạ tầng vật lý chắc chắn sẽ lớn, đòi hỏi sự tham gia của cả xã hội. Tuy nhiên, với việc phát triển hạ tầng phi vật lý, ông Dũng cho rằng nếu quá chú trọng pháp lý thì tiến độ sẽ bị chậm; do đó, nên chăng xây dựng pháp lý theo nguyên tắc cơ bản để tạo nên nhiều tự do, sáng tạo rồi bổ sung. Ngoài ra, Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel cũng cho rằng Nhà nước cũng nên mạnh dạn để xã hội hoá dịch vụ công, hạ tầng số được cung cấp tới mọi người với chi phí rẻ.

Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho rằng doanh nghiệp là trung tâm trong phát triển kinh tế số; vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số và tham gia xây dựng các yếu tố nền tảng cho kinh tế số.

Phong trào khởi nghiệp chưa mạnh mẽ

Tàu chở hàng Mỹ tại cảng Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc vẫn là thị trường ưu tiên đối với giới kinh doanh Mỹ

Trước đó, trong phiên đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp trong Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong những năm gần đây, Chính phủ và Thủ tướng đã thảo luận với các trường đại học cũng như doanh nghiệp trẻ về đổi mới. Nước ta đang có phong trào khởi nghiệp mới thành công nhưng chưa mạnh mẽ. Trong năm tới, Thủ tướng và Chính phủ sẽ có quyết sách để ý tưởng khởi nghiệp mạnh mẽ hơn.

Cụ thể, về nguồn nhân lực, Thủ tướng cho rằng cần chú trọng số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mở ra ngành mới, xu hướng mới cho giáo dục như trí tuệ nhân tạo... Bên cạnh đó là chính sách thu hút, giữ chân các nhà đầu tư.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, để ngành kinh tế đủ lớn, năng động, hội nhập sâu, tốc độ phát triển nhanh; có nhiều cơ hội cho thế hệ khởi nghiệp thành công; Chính phủ phải tạo thể chế pháp luật, nhân lực, thị trường. Về hạ tầng, Chính phủ và các bộ ngành chú trọng hạ tầng viễn thông thông minh. Ngoài ra, cũng cần tạo thị trường mới, thay đổi trong việc mua sắm đổi mới sản phẩm, thử nghiệm mô hình kinh doanh mới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала