Cấm lên mạng nói xấu giáo dục:Giấu điều xấu đi đâu?

© Fotolia / ZeberHọc sinh
Học sinh  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Không nói những điều làm ảnh hưởng xấu môi trường giáo dục có đồng nghĩa với việc phải nói dối nhau, chỉ nói ra điều tốt, giấu đi điều xấu hay không?", chuyên gia phát biểu với báo Đất Việt.

Không khả thi
Quy định giáo viên, học sinh không được lên mạng xã hội phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin, hình ảnh làm ảnh hưởng xấu môi trường giáo dục của Bộ GD-ĐT đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa - Sputnik Việt Nam
Bộ GDĐT nói gì về quy định cấm học sinh “nói xấu” giáo dục trên mạng xã hội?

Thầy Đào Tuấn Đạt - hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh, Hà Nội nghi ngại về tính hợp lý, hợp pháp của quy định trên.

"Về luật pháp, tôi băn khoăn không biết quy định trên có trái pháp luật không? Có vi phạm quy định về quyền tự do, riêng tư cá nhân không? Về mặt văn hóa, quy định trên có đang xúc phạm người khác hay không?

Còn về mặt chữ nghĩa, quy định đang cấm khá nhiều hành vi nhưng lại không được định nghĩa rõ ràng về hành vi đó. Ví dụ các cụm từ cấm như: Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, trù dập, định kiến... đều là những từ ngữ mang nặng cảm tính, rất khó xác định được rõ ràng, cụ thể hành vi để xử lý. Hơn nữa, đặt ra quy định nhưng chế tài xử lý như thế nào? Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm giám sát, xử lý, xử phạt với các hành vi này?", ông Đạt đặt câu hỏi.

Từ những câu hỏi trên, ông Đạt nhấn mạnh, mọi quy định đều phải dựa trên cơ sở luật pháp, không ai được tự đặt ra các quy định trái luật.

Facebook - Sputnik Việt Nam
Luật An ninh mạng Việt Nam cấm nói xấu, "bốc phốt" cán bộ lãnh đạo trên mạng xã hội

Ông Đạt cho rằng, mọi quy định liên quan tới điều chỉnh hành vi văn hóa không thể áp đặt một cách cứng nhắc kiểu cấm đoán được.

"Văn hóa sẽ điều chỉnh hành vi, lời nói tùy theo từng điều kiện, ngữ cảnh cụ thể. Tôi lấy ví dụ, cùng một câu nói khi nói với đứa trẻ bình thường là đúng mực nhưng cùng lời nói đó lại nói với một đứa trẻ dễ bị tổn thương thì sẽ trở thành không đúng mực. Vì thế, mọi điều chỉnh phải đặt trong từng bối cảnh văn hóa thực tế, mới biết hành vi đó là đúng hay sai, nên hay không nên", ông Đạt nói.

Theo ông Đạt, nếu chưa làm rõ được những vẫn đề nói trên, thông tư của Bộ GD-ĐT khó có thể đạt được mục đích.

Nói thêm về quy định trên, ông Đạt cũng muốn được làm rõ mục tiêu, mục đích của quy định trên là gì?

"Nếu quy định đưa ra chỉ để nhằm mục đích ngăn cấm các hành vi làm ảnh hưởng xấu môi trường giáo dục thì phải nói rõ cụ thể ở đây là gì? Điều này có đồng nghĩa với việc để làm đẹp môi trường giáo dục, người ta phải che giấu cái xấu và chỉ được nói ra cái tốt không?, ông Đạt hỏi.

Trước những băn khoăn trên, ông Đạt nói thẳng, quy định này nếu được ban hành sẽ không khả thi.

PGS.TS Trịnh Hoà Bình, Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội và truyền thông đại chúng - Sputnik Việt Nam
7 học sinh nói xấu thầy cô trên Facebook: ‘Đuổi học sinh là sự thất bại của nền giáo dục’

Tương tự, TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng nhận định, Bộ GD-ĐT đưa ra quy định nhằm điều chỉnh hành vi của giáo viên, học sinh là cần thiết, tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế, không giải quyết căn cơ được vấn đề.

Vị TS cũng bày tỏ lo ngại về tính khả thi cũng như cơ chế thực tổ chức thực hiện các quy định trên.

"Việc khó nhất là tổ chức thực hiện các quy định này thế nào? Cơ quan, bộ, ngành nào sẽ đứng ra giám sát, kiểm tra, xử lý? Tiếp theo là làm sao để xây dựng được một đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ năng lực, phẩm chất, văn hóa để thực hiện, giám sát, đánh giá các hành vi được cho là vi phạm đó?

Quan trọng hơn là các chế tài xử phạt có bảo đảm tính công khai, minh bạch không?. Nếu không có chế tài rất rõ, quy định cuối cùng chỉ mang tính hô hào khẩu hiệu, không thể giải quyết triệt để vấn đề", ông Lâm nói.

Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2018 - Sputnik Việt Nam
Thu hồi ngay quyết định đuổi học đối với 7 học sinh nói xấu thầy cô trên facebook

Phải đồng bộ, nhiều giải pháp

Từ góc nhìn của mình, GS.TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, ngành giáo dục muốn cải thiện được môi trường giáo dục tốt hơn phải hướng tới nhiều giải pháp đồng bộ.

Theo vị GS, sau hàng loạt những vụ việc lùm xùm liên quan tới ngành giáo dục xảy ra thời gian qua như tiêu cực, bạo hành, giáo viên vào nhà nghỉ với học sinh... ngành giáo dục cần trả lời được câu hỏi: nguyên nhân từ đâu? Đặc biệt, sau hàng loạt những vụ bạo hành nghiêm trọng xảy ra ngành giáo dục đã có giải pháp gì và sẽ thay đổi thế nào?

"Quan trọng nhất bây giờ là chống được bạo lực học đường. Bạo lực học đường là hành vi nguy hiểm làm suy giảm nền tảng đạo đức ghê gớm. Những vụ việc như vậy trước đây rất hiếm nhưng bây giờ, không những học trò đánh nhau, giáo viên cũng đánh học trò, học trò đánh giáo viên, có cả phụ huynh cũng đánh giáo viên và ngược lại. Tôi cho rằng đó là tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Khi đời sống xã hội phát triển, vật chất đầy đủ, giáo dục cũng bị thương mại hóa, chạy theo các dịch vụ, kinh doanh nhiều hơn, tiêu cực cũng lớn hơn.

Khách du lịch - Sputnik Việt Nam
Người Việt du lịch nước ngoài: Nói to, chen hàng và loạt thói xấu khó bỏ

Việc sử dụng các quy định mang tính cấm đoán để điều chỉnh các hành vi trong bối cảnh hiện nay là rất khó. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, không có quy định cấm giáo viên, học sinh lên mạng nhưng họ vẫn duy trì được một nền văn hóa văn minh, học sinh, giáo viên vẫn tôn trọng nhau. Ở đây còn có vấn đề về nhận thức. Chính vì nhận thức hạn chế, nền văn hóa thấp, nên dễ bị dao động, học theo những thói hư tật xấu, dẫn tới những hành vi mất kiểm soát, sai lệch trong lối sống, ứng xử...", vị GS nói.

Đứng trước thực trạng trên, vị GS cho rằng, muốn cải thiện được tình hình, ngành GD-ĐT phải áp dụng nhiều đồng bộ, nhiều giải pháp, trong đó phải có những chính sách quyết liệt cùng với những chế tài xử phạt mạnh tay, kiên quyết ngăn cấm các hành vi vi phạm, bạo lực học đường mới mong giải quyết được.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала