Chuyên gia: Trung Quốc có thể đáp trả tương ứng đối với leo thang trong cuộc chiến thương mại

© AFP 2023 / Mark Schiefelbein/PoolTrung Quốc và Hoa Kỳ
Trung Quốc và Hoa Kỳ  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày 9-10 tháng 5, vòng đàm phán thương mại thứ 11 giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ diễn ra tại Washington. Phái đoàn Trung Quốc do Thủ tướng CHND Trung Hoa Liu He dẫn đầu. Các cuộc tham vấn sẽ diễn ra trong bối cảnh thông báo của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc cho 200 tỷ USD từ 10 đến 25 phần trăm từ ngày 10 tháng 5.

Đây là sự chuẩn bị “ phản pháo” trước vòng đàm phán cuối cùng. Trump luôn hành động như thế. Tình huống tương tự đã diễn ra trước thềm các vòng tham vấn trước đây với Trung Quốc và tại các cuộc đàm phán với các nước khác. Alexei Maslov, người đứng đầu Trường nghiên cứu phương Đông thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc gia "Trường Kinh tế cao cấp” (HSE), đã  tập trung chú ý đến điều này  trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Theo ông, Washington rất quan tâm đến sự thống nhất của các quốc gia tham gia diễn đàn gần đây tại Bắc Kinh về hợp tác quốc tế trong khuôn khổ “ Một vành đai, một con đường”. Diễn đàn cho thấy Trung Quốc có khả năng mở rộng thương mại ra ngoài quan hệ Mỹ-Trung. Việc tăng biểu thuế quan phần lớn là do phản ứng  “quá khích”  của Trump đối với thực tế  Trung Quốc không bị ảnh hưởng dưới áp lực của Mỹ, chuyên gia nói.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ gây sức ép lên cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc

Khi nói về phản ứng có thể có của Trung Quốc trước sự leo thang của cuộc chiến thuế quan,  Alexei Maslov đặc biệt lưu ý:

“Trung Quốc có thể làm rất nhiều việc để phản ứng đáp trả. Ví dụ, sẽ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu  từ Mỹ. Hoặc dừng lại, trong  trường hợp cực đoan, đóng băng các cuộc đàm phán về việc cung cấp nông sản Mỹ cho Trung Quốc. Người Mỹ dự kiến ​​sẽ cung cấp các sản phẩm này cho Trung Quốc ít nhất 30 tỷ USD hàng năm theo kết quả đàm phán. Đó là con số nhiều hơn đáng kể so với bây giờ, vì vậy động thái này của Trung Quốc sẽ là một đòn rất cứng rắn đối với nông dân Mỹ. Tuy nhiên, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ không làm điều này. Ngoài ra, Bắc Kinh có thể nhanh chóng thiết lập hợp tác với các quốc gia khác, với những đối tác mà họ sẽ xuất và nhập hàng hóa. Trung Quốc, ví dụ, đã thay đổi đáng kể quy định thuế quan với các quốc gia Đông Nam Á và châu Âu. Thiệt hại từ việc giảm thương mại với Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ bù đắp ở Châu Âu và Đông Nam Á".

Đồng thời, Alexei Maslov tin rằng Trump sẽ không sử dụng tất cả các biện pháp mà ông dùng để đe dọa Trung Quốc. Về phần mình, Alexandr Salitsky, chuyên gia của Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc VHLKH Nga nhấn mạnh rằng cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu có phản ứng cực kỳ tiêu cực về hành động của Trump. Ông có thể đã kiếm được một số điểm trong chiến dịch bầu cử thực sự bắt đầu vào năm 2020, nhưng cuộc chiến thuế quan gây quan ngại cho cả những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ. Cuộc đối đầu thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thị trường toàn cầu, chuyên gia nhận xét. Dự báo của ông là Trump sẽ không đưa ra mức thuế đối với một nhóm hàng nhập khẩu mới trị giá 325 tỷ USD của Trung Quốc. Trump sẽ giới hạn mức tăng thuế lên 25% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc cho 200 tỷ USD, nếu một lần nữa ông ấy không hủy bỏ quyết định của mình vào thời điểm cuối cùng.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Mỹ không muốn mất hàng tỷ đô la trong thương mại với Trung Quốc

Theo Alexandr Salitsky, Trung Quốc “có thể, như biện pháp phản ứng đối với hành động của Trump, cũng tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ với trị giá 110 tỷ USD. Đây là nhóm hàng hóa đã áp đặt mức thuế vào cuối năm ngoái để đáp trả các hành động của Mỹ. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không nhanh chóng áp dụng thuế quan đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ bảo lưu biện pháp này trong trường hợp Trump đột nhiên, trên thực tế, áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc.

Chuyên gia nêu thêm một biện pháp đối phó dự phòng khác mà Trung Quốc vẫn giữ:                             

“Có một đòn bẩy ở Trung Quốc, mà thực tế  nước này chưa dùng đến. Điều này được viết bởi một số nhà kinh tế Mỹ nhạy cảm, những người đã có thời gian  nghiên cứu Trung Quốc lâu dài. Cụ thể, như Nicolas Nick Lardi, một chuyên gia tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson. Thực tế là các tập đoàn Mỹ sản xuất và bán khá nhiều sản phẩm khác tại chính Trung Quốc. Có những đánh giá khác nhau  về vấn đề này, nói chung, trong mọi trường hợp con số khá đáng kể - 200-300 tỷ USD. Với mức độ tổ chức của đất nước, cũng như các tiền lệ lịch sử gần đây về việc tẩy chay hàng hóa của một số quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản,  biện pháp cực đoan  như vậy đối với sản phẩm của các tập đoàn Mỹ cũng không thể bị loại trừ. Liệu nó có được đưa vào hoạt động hay không, đó là một câu hỏi lớn, vì việc tẩy chay như vậy có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho cả hai bên”.

Theo đánh giá của Alexandr Salitsky, trong ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm khoảng 8%. Đối với người Mỹ,  xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm một lượng khá đáng kể - 30%. Trên cơ sở tổng kết hàng năm, cả hai bên đã mất khoảng 50 tỷ USD đối với hàng xuất khẩu cho nhau, chuyên gia nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала