Sống và chết tại nơi làm việc. Cái giá phải trả cho làm việc quá sức

© REUTERS / Bobby YipJack Ma
Jack Ma - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
12 giờ làm việc một ngày, 6 ngày một tuần - với nhiều người, lịch làm việc như vậy có vẻ như là một cơn ác mộng. Nhưng đây là thời gian làm việc trong Tập đoàn Alibaba của người giàu nhất Trung Quốc Jack Ma. Nhân viên Trung Quốc có khả năng chịu đựng đến đâu - theo tài liệu của Sputnik.

Làm việc nhiều hơn nữa

«Sức khỏe suy sụp, cổ thường xuyên mỏi nhừ, các câu hỏi từ những người mới, - ông Zhang, nhân viên Công ty Unicorn, phàn nàn. - Có rất nhiều việc phải xử lý, thậm chí không có thời gian di chuyển, công việc và cuộc sống cá nhân không thể kết hợp được với nhau». Theo lời thú nhận của anh, mỗi tuần mới bắt đầu với nỗi sợ hãi ngày nghỉ cuối tuần họ sẽ phải cày thêm giờ một lần nữa. 

Jack Ma - Sputnik Việt Nam
7 bài học thành công của Jack Ma

«Nói chung, chúng tôi có một ngày làm việc từ 10 đến 19 giờ, nhưng chẳng ai nghĩ về điều đó? - Zhang nói tiếp - Về lý thuyết, nếu bạn làm việc vào ngày nghỉ,  ngày thứ tư bạn có thể về sớm hơn nửa tiếng, nhưng đến chín giờ tối, có rất ít người rời khỏi văn phòng». Ở các thành phố lớn, nhiều công ty đặt nhân viên của họ vào tình trạng vô vọng. Vấn đề này mới được nhìn nhận tương đối gần đây, mặc dù chính sách 996 (từ chín giờ sáng đến chín giờ tối, sáu ngày một tuần)  được áp dụng không chỉ một năm.

Vụ bê bối nổ ra sau khi Jack Ma tuyên bố lịch trình làm việc như vậy là một lợi ích cho nhân viên và họ nên biết ơn về điều đó. «Nếu không làm việc ở chế độ 996 khi còn trẻ, thì đến khi nào? Bạn có nghĩ rằng nếu không làm việc theo cách này - đó có phải là lý do cho sự tự hào không?». Ông Ma đặt câu hỏi. Theo lời ông chủ lớn, công ty không cần tới những người muốn thoải mái ngồi trong tám giờ và đi về nhà. 

Điều này gây ra sự phẫn nộ trong các mạng xã hội. Người đứng đầu Alibaba Group phân trần: nếu bạn yêu thích công việc của mình thì 996 không phải là vấn đề, nhưng khi công việc là gánh nặng thì mỗi phút trong văn phòng sẽ là sự chịu đựng. Khi đó sự ép buộc làm việc, ông ta thừa nhận là vô nhân đạo và lên án các nhóm trưởng hành động bằng phương pháp tương tự.

Nỗ lực biện minh đã không trấn an được công chúng. Nhân viên trong các công ty CNTT, cho dù họ yêu thích công việc của họ đến đâu đi nữa, sau vài giờ làm thêm trong văn phòng, họ hầu như không bò được về đến nhà. "Những lần đầu tiên bạn còn hào hứng: vị trí uy tín, mức lương tốt. Và sau vài tháng, bạn như một cái máy, không còn gì thích thú nữa”, Zhang giải thích. Luôn tràn đầy năng lượng và năng động, bây giờ sau giờ làm việc anh ta chỉ nằm dài trên giường, không còn hứng thú dành cho điện ảnh, thể thao hay các giải trí khác. Từ tháng 11 đến tháng 1, Zhang và các đồng nghiệp đã phải làm thêm ít nhất bốn giờ đồng hồ mỗi ngày. Vào những ngày lễ năm mới, anh đi du lịch, nhưng ngay từ ngày đầu tiên của kỳ nghỉ, văn phòng đã bắt đầu làm phiền. Cứ như vậy cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ. 

Alibaba Group Executive Chairman Jack Ma gestures as he attends the 11th World Trade Organization's ministerial conference in Buenos Aires - Sputnik Việt Nam
Tỷ phú Jack Ma gợi ý rằng ông đã sẵn sàng để rời khỏi Alibaba

Luật pháp thì sao?

Theo luật pháp Trung Quốc, không được làm việc vượt quá 36 giờ mỗi tuần và phải trả thêm tiền công cho thời gian làm thêm giờ, nhưng trong lĩnh vực sáng tạo, điều này được coi chỉ là một khuyến nghị. Trong một thời gian dài, không ai phản đối, và chỉ có phát biểu gần đây của Jack Ma, rõ ràng đã làm thay đổi tình hình. Một phản ứng rộng khắp như vậy có thể được hiểu: không chỉ luật pháp bị vi phạm, mà họ còn tự hào về điều đó.

Các chuyên gia CNTT Trung Quốc bắt đầu "sôi sục" vào tháng ba. Cơ sở dữ liệu 996 xuất hiện trên Internet. ICU - với thông tin về các công ty vi phạm luật pháp và buộc nhân viên làm quá giờ. Và chế độ 996 không phải là lựa chọn tồi tệ nhất.

Một số người phải làm việc hơn mười hai giờ một ngày, liên tục nhận công việc vào ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ. Jing, 30 tuổi nói với Sputnik cho biết cô đến Thượng Hải từ phía bắc đất nước với hy vọng xây dựng sự nghiệp và thu nhập tốt. Mức lương khá tốt: hơn mười nghìn nhân dân tệ (khoảng 97 nghìn rúp) mỗi tháng, cộng với tiền làm thêm. Tuy nhiên nhiều tháng không có ngày nghỉ cuối tuần và bạn có thể quên đi cuộc sống cá nhân của mình. 

Không phải ai cũng có thể chịu được một lịch làm việc như vậy, đôi khi sự cố gắng quá mức mang họ đến bệnh viện. Đã xảy ra những cái chết. Năm 2016, Zhang Rui, tác giả chương trình Chunyu Doctor kiểm tra sức khỏe di động, đã qua đời ở tuổi 44 vì một cơn đau tim. Ở Nhật Bản, mọi người từ lâu đã thảo luận về karoshi - cái chết do làm việc quá sức hoặc các bệnh lý khác do khối lượng công việc quá nhiều. Có vẻ như Trung Quốc đang trên con đường tương tự.

Các nhà khoa học đang gióng lên hồi chuông cảnh báo: sự nhiệt tình lao động quá mức gây ra nhiều vấn đề về tinh thần, trầm cảm. Theo công ty tư vấn Kantar Health, tại Trung Quốc, khoảng 20 phần trăm những người làm việc hơn 51 giờ một tuần bị rối loạn lo âu. Tạp chí y khoa The Lancet cho biết: khi làm việc hơn 55 giờ một tuần, nguy cơ đau tim và bệnh mạch vành tăng lên. Tại Thượng Hải, các bác sĩ đã lưu ý gần đây đã có sự gia tăng rõ rệt bệnh rối loạn nhịp tim ở những bệnh nhân trong độ tuổi 21-30. Điều này thường liên quan đến lối sống - bệnh nhân làm việc rất nhiều và thiếu ngủ. 

Jack Ma - Sputnik Việt Nam
Làn sóng Jack Ma: Cái chết từ từ của doanh nghiệp Việt?

Sự lựa chọn

Vấn đề 996 liên quan chủ yếu đến các công ty tài chính hoặc CNTT lớn, trong đó, các nhân viên trẻ và đầy tham vọng của Trung Quốc muốn nhanh chóng tiết kiệm tiền cho căn hộ, xe hơi hoặc đám cưới. Đối với họ, đây không phải là bản án chung thân và họ nhận thức rõ về những gì họ sẽ làm.

Lao động trong điều kiện khắc nghiệt là một sự lựa chọn cá nhân. "Bạn có thể tìm một công việc nhẹ nhàng hơn, làm những công việc riêng, dành thời gian cho gia đình, nhưng mức lương cũng sẽ tương xứng với điều đó”. Jing nói với Sputnik. Bạn học cũ của cô vẫn ở lại quê nhà, giảng dạy tại trường đại học. Cô ấy không cần phải hối hả trong tàu điện ngầm vào sáng sớm, ăn uống trên đường đi làm, trở về một ngôi nhà trống khi đêm khuya bằng taxi và lên lịch gặp gỡ bạn bè trước vài tháng. Cô ấy có những mục tiêu khác, cô ấy thích cách sống đó, và tôi không thể làm được như vậy”, Jing nói thêm.

Nếu cho rằng bất cứ ai trong đô thị lớn ở Trung Quốc đều là người nghiện công việc cũng là sai lầm. Một nhân viên của công ty Nga ở Thượng Hải giải thích với Sputnik, tình trạng làm việc quá tải không đe dọa tới những người không liên quan đến lĩnh vực sáng tạo. 

Alibaba - Sputnik Việt Nam
Nhà sáng lập Alibaba sẽ tới thăm Diễn đàn Kinh tế Đông

“Chúng tôi làm việc như người Trung Quốc, mặc dù chúng tôi nói hai ngôn ngữ và ai đó nói ba thứ tiếng (tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc), còn họ chỉ dùng tiếng mẹ đẻ. Đồng thời, chúng tôi nhận được cùng mức lương - trung bình 12 nghìn nhân dân tệ (khoảng 115 nghìn rúp) mỗi tháng”, anh nói.

Khi được hỏi liệu các đồng nghiệp Trung Quốc có làm thêm giờ không, anh cười: “Làm thêm giờ ư? Miễn là họ đến đúng giờ một lần! Đôi khi, thậm chí sau đó, ông chủ có thể nêu danh - và không có gì xảy ra. Mặc dù không trốn việc, hoàn thành nhiệm vụ, nhưng họ không nổi bật về lòng nhiệt thành. Theo tiêu chuẩn địa phương, họ được trả lương rất cao”.

Nhưng không phải tự nhiên mà người Trung Quốc có tiếng là một trong những quốc gia chăm chỉ nhất. Ở Thung lũng Silicon họ đến làm việc lúc mười giờ sáng và rời đi lúc năm giờ chiều. Người Trung Quốc cũng nhanh bắt kịp các đồng nghiệp phương Tây, dành 12 giờ mỗi ngày trong văn phòng. Do đó chế độ làm việc 996 trong tương lai gần vẫn sẽ không bị hủy bỏ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала