Tổng thống Putin "đặt cược" vào biến đổi khí hậu - và bứt phá về phía trước

© Sputnik / Vera Kostamo / Chuyển đến kho ảnh Bắc Cực
 Bắc Cực - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nếu thái độ của Washington đối với sự thay đổi khí hậu toàn cầu luôn thay đổi, thì Moskva rõ ràng tin tưởng vào sự tồn tại của chúng và đó là điều thúc đẩy chính sách của Nga ở Bắc Cực, đó là ý kiến của bình luận viên Bloomberg Leonid Bershidsky.

Theo nhà báo, trái ngược với các đồng nghiệp phương Tây, Vladimir Putin đã "đặt cược" vào việc băng tan chảy sắp xảy ra  ở Bắc Băng Dương - và điều này cho phép Moskva trong khi gia tăng sự hiện diện trong khu vực, đã  nhận được lợi thế đáng kể so với phương Tây.

Cuối tuần qua, Nga đã hạ thủy tàu phá băng "Ural" - chiếc tàu phá băng hạt nhân cuối cùng của  "Dự án 22220", nhằm "tăng cường sự thống trị trong vận tải thương mại ở Bắc Cực", nhà bình luận Leonid Bershidsky của Bloomberg viết. Như nhà báo nhắc lại , hai tàu nữa của dự án, trở thành loạt tàu phá băng hoàn toàn đầu tiên của Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ - "Bắc Cực" và "Siberia" - đã được hạ thủy lần lượt vào năm 2016 và 2017. Đội tàu phá băng mới sẽ thay thế hạm đội Liên Xô già cỗi để “ đảm bảo khả năng đưa tuyến đường được gọi là tuyến đường biển phía Bắc ở Nga vào hoạt động, không phải vài tháng một năm, mà là quanh năm”.

Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố cho biết Nga sẵn sàng hợp tác ở Bắc Cực

Việc vận chuyển hàng hóa từ châu Âu đến châu Á và ngược lại dọc theo tuyến đường biển phía Bắc mất ít hơn 10 - 15 ngày so với kênh đào Suez, bài báo viết. Đồng thời, chính phủ Nga có kỳ vọng nắm quyền kiểm soát tuyến đường thương mại này dọc theo toàn bộ chiều dài của nó - mặc dù thực tế là con đường ở một số nơi vượt ra ngoài lãnh hải của Nga, nghĩa là cách bờ biển của đất nước 200 hải lý, tác giả nhấn mạnh.

Moskva tin tưởng rằng sự di chuyển của các tàu thuyền ở Bắc Cực cần nằm dưới quyền kiểm soát của nó đã khiến Washington bực mình từ lâu, Bershidsky tiếp tục. Trong khi đó, Nga đã có một thời gian đầu tư rất nhiều vào việc khôi phục và xây dựng các cơ sở quân sự mới dọc theo bờ biển Bắc Cực: Moskva đã tìm cách khôi phục mười sân bay quân sự cũ và triển khai xây dựng 13 sân bay mới. Giờ đây, các lực lượng vũ trang Nga kiểm soát gần như toàn bộ bờ biển Bắc Cực và, trong trường hợp nếu cần, sẽ sẵn sàng bảo vệ hoặc phá sự di chuyển của bất kỳ loại tàu nào dọc theo tuyến đường biển phía Bắc, chuyên gia của Bloomberg tin tưởng. Hoa Kỳ, trong khuôn khổ cạnh tranh với Nga về Bắc Cực, hiện đang phải đối mặt với số lượng tàu phá băng không đủ so với Moskva,- ông nêu lên sự thật.

Tác giả cho rằng không loại trừ lý do tụt hậu của Washington trong vấn đề này nằm ở chỗ hai nước có cách tiếp cận khác nhau đối với biến đổi khí hậu.

John Bolton - Sputnik Việt Nam
Cố vấn của Trump kêu gọi "thách thức" ảnh hưởng của Nga ở Bắc Cực

“Hoa Kỳ bị giằng xé giữa việc công nhận chúng là một vấn đề đòi hỏi các giải pháp cấp bách và sự hoài nghi toàn diện - lần cuối cùng nó trở nên nổi trội dưới thời Donald Trump. Về phía mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, mặc dù  bày tỏ nghi ngờ rằng hoạt động của con người gây ra biến đổi khí hậu, nhưng ông không phủ nhận  sự tồn tại của những thay đổi này”, nhà báo giải thích.

Theo Bershidsky, nhà lãnh đạo Nga tin rằng loài người sẽ không thể ngăn chặn biến đổi khí hậu và về lâu dài phải thích nghi với nó. Nhận thấy rằng hạn hán và lũ lụt thường xuyên phát sinh do biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại cho nông nghiệp Nga, ông đồng thời cũng nhìn thấy những cơ hội mà đất nước đang ấm lên, bao gồm cả khối lượng vận chuyển lớn ở Bắc Băng Dương”, tác giả nói.

Theo đánh giá của Hải quân Hoa Kỳ, mặc dù băng tan dần ở Bắc Cực, khu vực này sẽ vẫn không thể vượt qua đối với hầu hết các tàu buôn cho đến năm 2030 do sự di chuyển không thể đoán trước của các khối băng trên đại dương, tác giả bài báo đưa ra ý kiến. Tuy nhiên, điện Kremlin "quyết định rằng sẽ không chờ đợi quá lâu" – và đồng thời đặt ra vấn đề củng cố tuyến đường biển phía Bắc thông qua việc xây dựng tàu phá băng, cũng như xây dựng những tuyến đường sắt đến các cảng thương mại chính ở phía bắc của đất nước, Bershidsky viết.

Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ muốn hợp tác hiệu quả với Liên bang Nga ở Bắc Cực như trong quá khứ

Vào tháng 4, đại diện chính quyền Nga cho biết, đến năm 2024, dự kiến ​​sẽ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển dọc theo tuyến đường biển phía Bắc lên 92,6 triệu tấn từ 20,2 triệu tấn vào năm 2018; đồng thời, vào năm 2018, con số này đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2017, tác giả lưu ý. Mặc dù sự tăng trưởng này chủ yếu được cung cấp bởi dự án “Yamal-SPG”, xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang các nước châu Á thông qua Bắc Cực, Moskva hy vọng cuối cùng sẽ chuyển sang xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu khác dọc theo các tuyến đường phía bắc, bao gồm cả dầu và than, Bershidsky viết.

“Tất cả những kế hoạch đầy tham vọng này về cơ bản thể hiện “việc đánh cược” vào thời điểm thay đổi khí hậu làm cho tuyến đường Biển Bắc có thể đi qua trong suốt cả năm, Nga sẽ có toàn quyền kiểm soát tất cả tàu vận chuyển dọc theo tuyến đường này - và nó sẽ chủ động sử dụng hoàn cảnh cho xuất khẩu nguyên liệu thô của mình, rút ngắn quãng đường đến châu Á”, nhà báo tin tưởng.

Theo nhà quan sát Bloomberg, sẽ không dễ để chống lại một chính sách chiến lược như vậy ngay cả với Hoa Kỳ, với “tất cả sức mạnh hải quân của mình” – suy cho cùng, Nga đã vượt lên phía trước đến mức không thể bắt kịp nó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала