Các tàu chiến Trung Quốc ghé cảng Úc để làm gì?

© REUTERS / Mohamed Nureldin AbdallahTàu chiến Trung Quốc
Tàu chiến Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyến thăm đã được lên lịch trình từ trước của ba chiến hạm Trung Quốc đến cảng Sydney của Úc đã gây ra nhiều suy đoán về cái gọi là "mối đe dọa từ Trung Quốc".

Một số lực lượng chính trị cố gắng thổi phồng sự việc này vì họ không muốn để mối quan hệ Trung Quốc-Úc phát triển bình thường. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia đã bình luận về làn sóng tin đồn về ý đồ của Bắc Kinh xung quanh việc nhóm tàu chiến Trung Quốc hiện diện  tại cảng Úc vào thứ Hai, ngày 3 tháng 6. 

Vào tháng Tư, phía Trung Quốc đã yêu cầu Úc cho phép các tàu chiến của họ cập cảng Sydney. Bộ Quốc phòng Úc đưa tin này và nhấn mạnh rằng, Chính phủ đã cam kết phát triển mối quan hệ lâu dài và mang tính xây dựng với Trung Quốc. Cơ quan quốc phòng nhắc nhở rằng, Úc thường xuyên tiếp đón những tàu chiến nước ngoài tại các cảng của mình, nhưng, không phải lúc nào cũng thông báo công khai về điều đó. Vấn đề thông báo hai không thông báo cho công chúng được xem xét trong từng trường hợp cụ thể. 

Flight deck of the USS Theodore Roosevelt - Sputnik Việt Nam
Mỹ không để Trung Quốc "ngang nhiên phô diễn sức mạnh quân sự" trên Biển Đông

Trong trường hợp với Trung Quốc, phiá Úc không thông báo công khai về việc các tàu chiến Trung Quốc sẽ ghé cảng Sydney trên đường về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ tuần tra ở Trung Đông. Điều này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trong các mạng xã hội và làm dấy lên nhiều câu hỏi của những người dân và chuyên gia. Và các phương tiện truyền thông bắt đầu viết về ý đồ của Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự trong khu vực.

“Có lẽ, đối với ai đó chuyến thăm này là bất ngờ, nhưng, Chính phủ đã biết trước về chuyến thăm của các tàu Trung Quốc”, - Thủ Tướng Úc Scott Morrison cố gắng xua tan nỗi lo ngại của công chúng. 

Ông Morrison hiện đang thăm quần đảo Solomons đã nói như vậy với các phóng viên.

Trong khi đó, chính các cơ quan chính thức của Úc thường xuyên thổi phồng những lo ngại trước việc ảnh hưởng và sự hiện diện của Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực, và điều đó phủ bóng lên chính phủ của đất nước này. Một số lực lượng chính trị làm như vậy để  gây tác động lên Trung Quốc, - nhà phân tích chính trị, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Tư tưởng Hiện đại, ông Igor Shatrov, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. 

Ảnh tàu hải quân Australia được chụp từ boong tàu HMAS Adelaide trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đến Úc, gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne tại Sydney, ngày 19 tháng 12 năm 2016. - Sputnik Việt Nam
Tàu chiến Úc bị Hải quân Trung Quốc bám đuôi trên Biển Đông

“Đây là một chuyến thăm được lên lịch trình từ trước, những người theo dõi các mối liên hệ quân sự đều biết rằng, các tàu Trung Quốc thường ghé thăm cảng Úc. Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông mô tả sự kiện này theo cách khác, để kích hoạt cuộc tranh luận sôi nổi về "mối đe dọa quân sự từ phía Trung Quốc". Các lực lượng chống Trung Quốc đang tích cực sử dụng những định kiến ​ về “mối đe dọa từ phía Trung Quốc”. Nước Úc đang theo đuổi chính sách đối ngoại của Mỹ, họ đang cố gắng góp phần mình vào chiến dịch chống Trung Quốc do Hoa Kỳ tổ chức”.

Trung Quốc hy vọng rằng, Chính phủ mới của Úc sẽ thực hiện các biện pháp thiết thực để thúc đẩy quá trình phát triển mối quan hệ song phương, - chuyên gia Chen Sy từ Đại học Sư phạm Hoa Đông (Thượng Hải) cho biết trong cuộc phỏng vấn bằng văn bản với Sputnik:

“Chuyến thăm của các tàu chiến Trung Quốc đến cảng Úc là chuyến thăm đáp lễ. Tháng trước, chiếc tàu hải quân Hoàng gia Australia “Melbourne” đã đến thăm Trung Quốc, lần này ba tàu chiến Trung Quốc đến thăm Úc. Vào tháng 4, Trung Quốc và Úc đã tiến hành cuộc tham vấn quân sự. Trên thực tế, điều này cho thấy rõ rằng, mối quan hệ song phương đang phát triển tích cực theo hướng thuận lợi. Hai bên đã đạt được sự hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự, góp phần cải thiện quan hệ song phương, để củng cố hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển chung trong khu vực và trên thế giới. 

Scott Morrison - Sputnik Việt Nam
Logic kỳ lạ của chính phủ Úc

Trong khi đó, xung quanh chuyến thăm mang tính hòa bình đã xuất hiện những suy đoán độc hại. Những người thổi phồng tâm trạng này không muốn để mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc phát triển bình thường. Một số phương tiện truyền thông sử dụng những sự kiện được cho là giật gân để đưa ra những nhận thức sai lệch về mối đe dọa từ phía Trung Quốc, về chuyến thăm Úc của các chiến hạm Trung Quốc. Chúng tôi rất hài lòng thấy rằng, Thủ tướng Scott Morrison đang ở thăm Quần đảo Solomon đã bác bỏ mọi suy đoán và giải thích rõ về mục đích của các tàu chiến Trung Quốc đến thăm Úc. Chúng tôi hy vọng rằng, chính phủ mới của Úc sẽ có thể đánh giá đúng về mối quan hệ giữa hai nước và sẽ thực hiện các biện pháp thiết thực để cải thiện và phát triển quan hệ Trung Quốc-Úc”. 

Nhóm tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã vào cảng Sydney. Trong nhóm tàu này có tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn (Kunlunshan) Project 071-  lớp Yuzhao theo phân loại của NATO. Tàu lớp này là lớn nhất trong thành phần Hải quân Trung Quốc sau tàu sân bay Liêu Ninh. Chiếc tàu thứ hai  là tàu khu trục đa năng Huchang. Đây là một trong 24 tàu thuộc dự án 054 - Jankai II theo phân loại của NATO. Đặc điểm của các tàu này là số lượng lớn các hệ thống vũ khí và hệ thống kiểm soát tiên tiến nhất. Theo dự đoán, các tàu này được trang bị hệ thống tên lửa đất đối không và tên lửa chống ngầm. Chiếc tàu thứ ba là tàu hậu cần và tiếp tế Luoma Lake. Trên các tàu này có tổng cộng khoảng 700 thủy thủ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала