Tách cà phê chết người. Các nhà khoa học nêu những điều không nên làm khi thời tiết nóng

© Ảnh : Lattore\PixabayCô gái uống cà phê
Cô gái uống cà phê - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở nhiệt độ không khí 71 độ C, con người sẽ không sống được quá một giờ. Nhiệt độ 36-38 độ C ở Hà Nội trong những ngày này không gây chết người, nhưng vẫn có thể khiến người ta bị say nắng và mất nước: trong thời tiết như vậy, cơ thể bốc hơi khoảng một lít mồ hôi mỗi giờ. Làm thế nào để không xốc nhiệt là chủ đề bài viết của Sputnik.

Sự mát lạnh đáng ngờ

Theo các nhà nghiên cứu Canada, trong thời tiết nóng và khô, tốt hơn hết là từ bỏ đồ uống ướp lạnh. Thí nghiệm cho thấy ở nhiệt độ cao, cơ thể sẽ tự làm mát nhanh hơn và hiệu quả hơn nếu bạn uống chất lỏng nóng - ví dụ như nước đun sôi hoặc trà xanh.

Bầu trời đêm. Mặt trăng và ….máy bay. Phóng viên ảnh của Sputnik tác nghiệp.  - Sputnik Việt Nam
Nhà khoa học nói về sự nguy hiểm khi con người ở trên mặt trăng lâu hơn một năm

Các nhà khoa học yêu cầu 9 tình nguyện viên thực hành trên xe đạp bài tập thể dục trong 75 phút. Năm phút trước khi tập luyện và ba lần trong các đợt tập thể thao, những người tham gia thí nghiệm uống một ít nước hâm nóng đến 1,5, 10, 37 và 50 độ C. Các cảm biến đo nhiệt độ da, mức độ tiêu thụ oxy và carbon dioxide thải và  chỉ ra lượng nhiệt do cơ thể tạo ra.

Hóa ra đồ uống nóng tốt hơn đồ uống ướp lạnh. Nước nóng 50 độ C làm nóng người từ bên trong, mồ hôi tiết ra nhiều hơn và cơ thể nguội đi. Các nhà khoa học đã đi đến kết luận tương tự khi họ đề nghị các tình nguyện viên chọn một thứ giải khát: nước ướp đá hoặc nước nóng đến 37 độ C.

Thật ra, đồ uống nóng sẽ không giúp giải nhiệt nếu độ ẩm cao và nếu mặc quần áo bằng vải tổng hợp không cho phép mồ hôi bay hơi, các tác giả lưu ý.

© AP Photo / Hau DinhNgười dân Hà Nội lái xe máy dưới nắng nóng
Tách cà phê chết người. Các nhà khoa học nêu những điều không nên làm khi thời tiết nóng - Sputnik Việt Nam
Người dân Hà Nội lái xe máy dưới nắng nóng

Cà phê gây mất nước

cà phê - Sputnik Việt Nam
Bác sĩ nói về nguy cơ lệ thuộc cà phê

Hãy sử dụng đồ uống nóng khi trời nắng nực, nhưng đừng uống cà phê. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Loughborough (Anh), liều lượng lớn caffeine - hai đến ba tách cà phê mỗi ngày - làm tăng lưu lượng máu đến thận và ức chế sự hấp thụ natri, khiến người ta phải chạy vào nhà vệ sinh nhiều hơn.

Ở nhiệt độ cao, khi mồ hôi tăng, tác dụng lợi tiểu nhanh chóng làm cơ thể mất nước. Khi đó phải uống thường xuyên hơn, và càng uống nhiều thức uống khiến người sảng khoái thì càng có nhiều caffeine trong cơ thể, và theo đó, tải trọng lên thận càng lớn hơn. Và như vậy, sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Cho rằng hơn 6 tách cà phê mỗi ngày sẽ gây vấn đề nghiêm trọng với tim và mạch máu, các nhà khoa học tại Đại học Nam Úc kêu gọi kiềm chế đồ uống này khi nhiệt độ không khí cực cao. Hệ thống tim mạch đã bị quá tải do nhiệt độ cao và ngột ngạt, cà phê sẽ có tác hại lớn. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy thói quen uống cà phê nóng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Không có mối liên hệ như vậy giữa đồ uống lạnh và các bệnh ung thư.

© Fotolia / BunditinayNữ nhân viên quán bar gốc châu Á và ly cà phê
Tách cà phê chết người. Các nhà khoa học nêu những điều không nên làm khi thời tiết nóng - Sputnik Việt Nam
Nữ nhân viên quán bar gốc châu Á và ly cà phê

Kem gây đau đầu

Kem - Sputnik Việt Nam
Ở Ý một du khách trả 700 nghìn đồng cho một que kem

Ngoài ra, khi trời nóng không nên ăn quá nhiều kem. Không chỉ là bạn có thể bị cảm lạnh. Trước tiên, kem không có khả năng làm mát cơ thể: món tráng miệng lạnh có lượng calo quá cao. Khi tiêu hóa, rất nhiều nhiệt được giải phóng, làm mất tác dụng giải khát ban đầu.

Thứ hai, nếu ăn kem quá nhanh, có thể xảy ra đau đầu dữ dội. Theo các nhà khoa học Canada, cứ một trong ba cư dân Trái đất ít nhất một lần trong đời bị đau đầu vì kem. Và điều đó thường xảy ra trong thời tiết nóng.

Theo giải thích của các chuyên gia tại Trường Y Harvard, phản ứng này là kết quả của sự gia tăng đột ngột lưu lượng máu trong động mạch thùy trước của não. Kem chạm từ lưỡi lên vòm miệng và làm mát nó. Điều này kích thích các thụ thể thần kinh bên cạnh. Đáp lại, cơ thể sẽ truyền máu ấm lên não. Huyết áp tăng lên và cơn đau đầu xảy ra.

© Sputnik / Ilya PitalevСô gái ăn kem ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên
Tách cà phê chết người. Các nhà khoa học nêu những điều không nên làm khi thời tiết nóng - Sputnik Việt Nam
Сô gái ăn kem ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên

Quạt không làm mát không khí

Cô gái - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học cho rằng việc đánh răng hàng ngày có tác dụng phòng bệnh Alzheimer

Ngày nay, con người tránh nóng nhờ điều hòa. Tuy nhiên, những người dễ bị dị ứng và khả năng miễn dịch không tốt lắm, điều hòa gây đau đầu, chóng mặt, bủn rủn và kích thích niêm mạc. Đặc biệt là khi hệ thống làm mát ít được vệ sinh, làm sạch. Do đó, một số người vẫn ưa chuộng những chiếc quạt máy cũ. Thêm vào đó, quạt rẻ hơn. Nhưng đó không phải là giải pháp tốt nhất, các nhà khoa học Anh cảnh báo.

Quạt không làm mát không khí, mà chỉ đơn giản là di chuyển nó quanh phòng. Ở nhiệt độ tương đối thấp, điều này có lợi - luồng không khí giúp cơ thể trao đổi nhiệt bình thường, góp phần làm mồ hôi bay hơi. Nhưng khi không khí nóng trên 35 độ C, ngược lại, quạt sẽ làm tăng tải nhiệt trên cơ thể, có thể nhanh chóng dẫn đến sốc nhiệt.

© Depositphotos.com / AndreyPopovĐiều hòa
Tách cà phê chết người. Các nhà khoa học nêu những điều không nên làm khi thời tiết nóng - Sputnik Việt Nam
Điều hòa

Ngoài ra, các chuyên gia không khuyến cáo mở cửa sổ khi trời nóng. Gió mát sẽ có tác dụng nếu nhiệt độ không khí bên ngoài cửa sổ không quá cao. Tốt hơn là kéo rèm cửa hoặc hạ mành xuống: ít ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng và sẽ không nóng như bên ngoài.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала