2 triệu người Hồng Kông biểu tình đòi xóa dự luật dẫn độ

© REUTERS / Athit PerawongmethaHồng Kông
Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dù trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam đã tuyên bố hoãn dự luật dẫn độ, hàng triệu người dân vẫn xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật đòi xóa bỏ dự luật này, buộc bà Lam phải lên tiếng xin lỗi chính thức, báo VnEconomy đưa tin.

Theo tin từ Reuters, cuộc tuần hành hòa bình đã diễn ra với quy mô lớn hơn nhiều so với cuộc biểu tình vào cuối tuần trước đó, dù bà Lam hôm thứ Bảy đưa ra quyết định hoãn vô thời hạn dự luật gây tranh cãi.

Đây là dự luật cho phép lần đầu tiên trong lịch sử Hồng Kông, tội phạm có thể bị dẫn độ sang Trung Quốc đại lục để xét xử. Những người phản đối dự luật cho rằng quy định như vậy sẽ làm mất đi sự độc lập về luật pháp của Hồng Kông - một trụ cột đối với vị trí trung tâm tài chính hàng đầu thế giới của vùng lãnh thổ này.

Vào sáng ngày thứ Hai, hàng trăm người biểu tình vẫn tập trung bên ngoài trụ sở chính quyền ở quận Admiralty, cách không xa quận tài chính trung tâm. Theo dự kiến, các tòa nhà chính quyền ở khu vực này sẽ tiếp tục đóng cửa trong ngày thứ Hai.

Các nhà tổ chức cho biết đã có hơn 1/4 trong dân số 7,5 triệu người Hồng Kông xuống đường tuần hành vào ngày Chủ nhật. Trong khi đó, cảnh sát nói vào lúc cao điểm có 338.000 người biểu tình trên các tuyến đường chính.

Với số lượng người tham gia như vậy, đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở Hồng Kông kể từ khi vùng lãnh thổ này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Hôm 9/6, nhà tổ chức nói số người tham gia biểu tình là hơn 1 triệu người, còn cảnh sát nói số người biểu tình vào lúc cao điểm là 240.000 người.

​"Tôi chưa bao giờ thấy một đám đông nào lớn như vậy", Bonnie Leung, một nhà tổ chức biểu tình nói đã tham gia vào tất cả các cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông trong thập kỷ qua, cho biết.

Trong một thắng lợi khác dành cho người biểu tình Hồng Kông, chính quyền đã tiến hành việc thả nhà hoạt động Joshua Wong, 22 tuổi, người bị bỏ tù vì vai trò tổ chức phong trào biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2014. Theo dự kiến, Wong - một thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông - sẽ được thả trong ngày thứ Hai.

​Cuộc biểu tình rầm rộ ngày Chủ nhật được xem là một thông điệp mạnh mẽ rằng người Hồng Kông không muốn những biện pháp nửa vời của chính quyền. Người biểu tình nói rằng việc hoãn dự luật là chưa đủ.

Lời xin lỗi chính thức được bà Lam đưa ra vào tối Chủ nhật, đặt ra những hoài nghi mới về khả năng bà vượt qua được sức ép hiện nay để tiếp tục lãnh đạo Hồng Kông. Trong một tuyên bố, chính quyền Hồng Kông nói bà Lam "hứa sẽ có quan điểm chân thành và khiêm tốn nhất để chấp nhận sự chỉ trích và có những cải thiện trong việc phục vụ công chúng".

Mặc dù vậy, việc bà Lam dừng dự luật dẫn độ đã được xem là một bước ngoặt bất ngờ, đặc biệt nếu so với quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh.

Người biểu tình cho rằng lời xin lỗi của bà Lam không có gì thực chất, nên tiếp tục yêu cầu xóa hẳn dự luật dẫn độ hoặc bà phải từ chức.

"Hoãn dự luật chỉ là trì hoãn… Việc dự luật trở lại chỉ là vấn đề thời gian. Bà Lam đã không còn được người Hồng Kông tín nhiệm. Bà ấy phải từ chức", nghị sỹ đối lập Claudia Mo, một thủ lĩnh biểu tình, phát biểu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала