Nguy cơ đe dọa của EU đối với Thổ Nhĩ Kỳ là yếu tố mới của chính sách áp lực kiểu mafia

© AP Photo / Osman Orsal Lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ và EU
 Lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ và EU - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
EU lên án hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải sau khi họ gửi tàu Yavuz thứ hai đến khu vực này để thăm dò dầu khí.

EU dự định sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn chống Thổ Nhĩ Kỳ vì các hành động của nước này trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Síp, người đứng đầu Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels. Trước đó, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã kêu gọi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ankara nếu nước này tiếp tục hoạt động trên thềm lục địa đảo Síp.

S-400 - Sputnik Việt Nam
Đại diện Mỹ tại NATO cảnh cáo Thổ Nhĩ Kỳ về hậu quả của việc mua S-400

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu tổ bộ môn Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế của Đại học Aivansaray, ông Jan Unver đã nhận xét về các mối đe dọa của EU đối với Ankara liên quan đến hoạt động thăm dò của họ trên thềm lục địa Síp ở Đông Địa Trung Hải.

Nhấn mạnh rằng sự tấn công như vậy từ phía các nước châu Âu sẽ không làm lung lay quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tìm kiếm dầu khí trên thềm lục địa Síp, ông Jan Unver nói:

“Gần đây, rõ ràng, với việc Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố về S-400, chính sách đe dọa và áp lực đã trở nên thịnh hành, vì vậy một số lực lượng cho rằng các phương pháp này có thể buộc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ lập trường. Tuy nhiên, họ đã nhầm, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ quan điểm hợp pháp của mình liên quan đến hoạt động thăm dò ở Đông Địa Trung Hải, như nhiều lần đại diện Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp đã tuyên bố.

S-400 - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ: Ankara mua S-400 bất chấp nguy cơ trừng phạt của Mỹ

Bằng hành động của mình trong vùng lãnh hải của Síp, Thổ Nhĩ Kỳ không vi phạm luật pháp quốc tế. Một mặt, Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành thăm dò mỏ, và mặt khác, đã bắt đầu công việc lập cảng hậu cần tại Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp để cung cấp nhu cầu hậu cần cho tàu chiến phục vụ ở Đông Địa Trung Hải. Tất cả điều này cho thấy lập trường kiên quyết của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Với tình hình như vậy, các đe dọa của EU đình chỉ đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề gia nhật Liên minh, chỉ là một ví dụ khác về chiến lược mafia mà Châu Âu đã áp dụng. Tuy nhiên, điều này sẽ không phá vỡ quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ” - ông Jan Unver nhấn mạnh.

Theo ông Unver, tất cả các mối đe dọa của EU “sẽ vẫn là lời nói suông”, vì Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ tốt với nhiều nước châu Âu và quá trình đàm phán để gia nhập EU gần như bị đóng băng. Chuyên gia này cũng chỉ ra tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với NATO và nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ tiếp tục chứng minh vị thế vững chắc về vấn đề tìm kiếm dầu khí ở thềm lục địa Síp, cũng như đối với việc mua S-400.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала