Việt Nam có “đệm an toàn” chống chính sách thuế quan của Mỹ

© Ảnh : Danh Lam – TTXVNNhà máy sản xuất thép Công ty cổ phần Thép Nguyễn Tín tại khu công nghiệp Thuận Đạo (Long An).
Nhà máy sản xuất thép Công ty cổ phần Thép Nguyễn Tín tại khu công nghiệp Thuận Đạo (Long An).  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kinh tế là chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Các phương tiện truyền thông đều ghi nhận rằng, Mỹ áp thuế hơn 400% lên thép nhập khẩu từ Việt Nam với nguyên liệu sử dụng được nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan. Reuters viết rằng, Hoa Kỳ đã áp thuế lên các sản phẩm thép từ Hàn Quốc và Đài Loan vào tháng 12 năm 2015 và tháng 2 năm 2016. Kể từ đó đến tháng 4 năm 2019, số lượng các sản phẩm thép chống gỉ và thép nguội từ Việt Nam đến Hoa Kỳ đã tăng thêm 332% và 916% so với các giai đoạn tương tự ngay trước đó.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ đáp trả như thế nào cho lời cáo buộc của Trump?

Bloomberg đưa tin rằng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ra chỉ thị cho các quan chức chính phủ đẩy mạnh cuộc chiến chống lại các sản phẩm nhập khẩu được dán nhãn xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, và theo dõi chặt chẽ phản ứng của Mỹ đối với chính sách tiền tệ, tín dụng của Việt Nam để tránh cáo buộc từ chính quyền Trump. Trong một bài viết trên Bloomberg, các nhà kinh tế hàng đầu nhấn mạnh rằng, việc Mỹ áp thuế sẽ làm tổn thương Việt Nam, một trong số ít quốc gia được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều quan trọng hơn là việc mở rộng danh sách các quốc gia bị Hoa Kỳ áp mức thuế có thể tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trong khi nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu. Chính quyền Mỹ lo ngại về thâm hụt thương mại đang gia tăng nhanh chóng với Việt Nam. Trong năm 2014 cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam với Hoa Kỳ đã đạt thặng dư hơn 20 tỷ USD, và trong năm 2018 lên đến 39,5 tỷ USD, đây là con số cao nhất kể từ năm 1990.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).  - Sputnik Việt Nam
EVFTA giúp tăng sức hấp dẫn của Việt Nam

The Interpreter trích dẫn báo cáo của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC): nhập khẩu điện thoại di động từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp hai lần trong bốn tháng đầu năm 2019 so với năm 2018, trong khi nhập khẩu máy tính tăng 79% so với cùng kỳ. Mỹ tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam quần áo, hàng dệt may, đồ nội thất và cá khô trước đây đã được chế biến ở Trung Quốc để tiêu thụ ở Hoa Kỳ trước khi Trump áp thuế. Trong bốn tháng đầu năm 2019, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 12 trong nhóm những quốc gia xuất khẩu hàng đầu tới Mỹ, bỏ xa Ireland, Ý, Ấn Độ và Pháp. Việt Nam có “đệm an toàn kinh tế” rất tốt chống chính sách thuế quan của Mỹ. Theo CNBC “đệm an toàn” là Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) mà Việt Nam đã ký kết với Liên minh châu Âu vào ngày Chủ nhật. Thỏa thuận này chứng tỏ rằng Hà Nội sẵn sàng rời khỏi thời đại này với tư cách là một trong những người hưởng lợi chính. EU cho rằng, EVFTA là hiệp định thương mại tự do đầy tham vọng nhất từng được ký kết với một nước đang phát triển. Chính phủ Việt Nam cho rằng, EU sẽ tăng xuất khẩu sang Việt Nam thêm 15,28% và Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu sang EU thêm 20,0% vào năm 2020. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư mới sau khi ký hiệp định thương mại tự do với EU. Điều đó có thể làm gia tăng làn sóng “di cư” khỏi công xưởng sản xuất Trung Quốc, theo các nhà phân tích của South China Morning Post. Những doanh nghiệp Trung Quốc được thành lập tại Việt Nam có thể mở rộng sản xuất để được tiếp cận với mức thuế thấp ở EU. Các công ty châu Âu tìm kiếm sản xuất chi phí thấp cũng có khả năng chuyển đến Việt Nam, bỏ qua đầu tư vào Trung Quốc. Thỏa thuận này được đệ trình lên Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Châu Âu để phê duyệt. Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, loại bỏ ngay lập tức 65% thuế quan đối với hàng EU vào Việt Nam, và 71% thuế quan đối với hàng Việt Nam sang EU. Các thuế quan còn lại sẽ dần bị loại bỏ trong 10 năm tới. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu 42,5 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ sang EU.

ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Công nhân dệt may Việt Nam có thể không còn việc làm

Xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã tăng 14,2% trong nửa đầu năm nay, theo Xinhua. Và FoodBev.com đưa tin rằng, Tetra Pak đầu tư 120 triệu euro để khởi công nhà máy sản xuất nhiều chủng loại bao bì giấy đa dạng tại tỉnh Bình Dương. Tờ The Diplomat phân tích thành công kinh tế của Việt Nam và cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn của sự tăng trường nhanh. Đây là nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài có thể dẫn đến việc tăng lương và mất lợi thế quan trọng nhất: Việt Nam sẽ không còn là nơi trú ẩn rẻ tiền cho các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả là sự giàu có được tạo ra bởi khu vực công nghiệp đang nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực bất động sản thay vì được tái sử dụng trong khu vực công nghiệp. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục cũng làm cho nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương hơn, làm gia tăng biến động, bởi vì vốn nước ngoài xâm nhập và rời khỏi thị trường tùy theo tâm lý nhà đầu tư.

Cơn sốt lợn châu Phi đã bùng phát ở Việt Nam gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Reuters cho biết về một loại vắc-xin được phát triển trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam, và trích dẫn ý kiến của các chuyên gia nghi ngờ về tiến bộ đạt được trong lĩnh vực này. Họ nói rằng, cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu để chứng minh khả năng đề kháng lại mầm bệnh của bất kỳ loại vắc-xin nào.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phẩm của nhà điêu khắc Piotr Chegodaev trong nghi lễ khánh thành tại giao điểm phố Borisenko, Vladivostok - Sputnik Việt Nam
Khánh thành tượng đài vị Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam tại Vladivostok

Và cuối cùng là những thông tin từ Nga. Vietnam Airlines bắt đầu khai thác các chuyến bay từ sân bay Sheremetyevo của Nga, theo tờ Izvestia. Ở Vladivostok đã cử hành nghi lễ long trọng khánh thành tượng đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Prim.News trích dẫn lời tuyên bố của ông Andrei Brik, đại biểu Hội đồng lập pháp thành phố Vladivostok tại lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ: “Nền tảng của quan hệ Nga-Việt được tạo ra trong thời đại Hồ Chí Minh cả hiện nay vẫn là cơ sở vững chắc cho sự phát triển mối quan hệ song phương. Việc khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng của tình hữu nghị, quan hệ láng giềng thân thiện và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước và hai dân tộc chúng ta”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала