Một NATO ở châu Á: Liệu Trung Quốc sẽ tạo ra liên minh quân sự với các nước láng giềng

© AP Photo / Elizabeth Dalzielcuộc tập trận ở Trung Quốc
cuộc tập trận ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong mấy năm nay tồn tại những lo ngại về việc Trung Quốc có thể thành lập một khối quân sự ở châu Á. Mỹ cảnh báo rằng, cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng tiếp theo sẽ xảy ra ở Đông Bán cầu và cần phải chuẩn bị cho nó. Liệu Bắc Kinh có ý định bao quanh mình với các đồng minh hay không? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Liên minh châu Á

Những thỏa thuận quốc tế đóng vai trò bộ khung của sự ổn định đang đổ vỡ, những liên minh vững chắc có vẻ không ai có thể lay chuyển đang gặp khủng hoảng. Ngay cả những diễn đàn đàm phán có uy tín nhất cũng không giúp đạt được sự hiểu biết lẫn nhau. Trong khi các chuyên gia đang phân tích tình huống mới này, các nhà lãnh đạo buộc phải suy nghĩ về các vấn đề cấp bách hơn, chủ yếu là vấn đề an ninh.

Vào tháng 6, ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một quốc gia hiện có thể được phân loại là siêu cường - đã gặp gỡ với các đồng nghiệp Á-Âu tại Hội nghị Các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) ở Dushanbe và đề xuất xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực có tính đến tất cả các đặc điểm của nó.

Một số nhà quan sát và giới truyền thông coi đây là ý muốn tạo ra liên minh mới đóng vai trò một đối trọng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, một NATO ở Châu Á. Tuy nhiên, đoàn kết lại các quốc gia châu Á để thành lập một khối chống lại phương Tây là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Trung Quốc đang tiến lên theo hướng nào

Trung Quốc đã phải vượt qua chặng đường không hề dễ dàng để trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Và bây giờ, các đối thủ cạnh tranh, trước hết là Mỹ, đều coi bất kỳ thành công nào của Bắc Kinh là mối nguy hiểm. Trong những năm gần đây Hoa Kỳ thường xuyên gay gắt chỉ trích Trung Quốc. Dự đoán logic nhất trong hình huống này là như sau: để đáp trả những lời kêu gọi "chống lại mối đe dọa từ phía Trung Quốc", Bắc Kinh sẽ cố gắng thành lập liên minh bao gồm những người bạn thật sự sẵn sàng giúp đỡ vào bất cứ lúc nào. 

Cuộc tập trận quân sự của lực lượng vũ trang Nga và Trung Quốc Vostok-2018 - Sputnik Việt Nam
Liên minh Gấu và Rồng: Mỹ khiếp sợ trước thành tựu quân sự của Nga, Trung Quốc

Trên thực tế, mới gần đây Trung Quốc bắt đầu nói rằng, an ninh quốc gia phải có khả năng tấn công. Năm 2015, Trung Quốc đã công bố "Sách trắng Quốc phòng" - tài liệu chiến lược quân sự chính. Trong các tài liệu tương tự được công bố trước đây, vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài hầu như không đề cập đến mà chỉ nhấn mạnh nhiệm vụ giữ gìn sự toàn vẹn của nhà nước và chủ quyền của nó. Hiện nay Trung Quốc không chỉ dựa vào sức mình trong các vấn đề an ninh quốc gia. Bây giờ một điều quan trọng đối với Bắc Kinh là tổ chức những cuộc gặp với các đồng nghiệp, thảo luận vấn đề và cùng nhau suy nghĩ về cách giải quyết nó.

Nên cảnh giác với nguy cơ nào và đoàn kết với ai

Trên thực tế, Trung Quốc không có lý do gì để biến thành một đối thủ của Hoa Kỳ và tạo ra một khối quân sự. Các thỏa thuận mà Bắc Kinh đã ký kết với các quốc gia khác không thể được coi như một kiểu liên minh.

Ông Vasily Kashin, chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm HSE, cho rằng, ở châu Á không thể xuất hiện một liên minh kiểu NATO. Các nước châu Á đều là lớn hơn so với các nước phương Tây, họ có nhiều nhiệm vụ và lợi ích mà họ tuân theo.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Kashin nhận xét rằng, những quan ngại về việc Trung Quốc muốn tạo ra một NATO của riêng mình chỉ do sự hiểu lầm về cách hoạt động của nền chính trị châu Á. Người ta suy nghĩ rập khuôn y như dưới thời Chiến tranh Lạnh, mà những khuôn mẫu như vậy chỉ đơn giản không thể áp dụng ở khu vực châu Á. Ở châu Âu trật tự thế giới là phức tạp hơn so với châu Âu, và không thể áp đặt một mô hình cho khu vực này, chuyên gia Nga giải thích.

Ở châu Á không có một liên minh thống nhất nào cả, và điều này hạn chế khả năng của Hoa Kỳ trong khu vực. Mỹ không có khả năng thống nhất lại các đối tác châu Á, ông Kashin tin chắc như vậy. Đối với Hoa Kỳ, hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc lúc nào cũng khó. Đồng thời, đối với Tokyo, cơ sở của an ninh quốc gia là liên minh với Hoa Kỳ. Úc cũng là một đồng minh trung thành của Hoa Kỳ. Việc ký kết bất kỳ tài liệu nào với Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng phải được thảo luận với Washington.

Với Ấn Độ, Đông Nam Á và Châu Đại Dương tình hình là khác. Trung Quốc sẽ trước hết hướng tới các khu vực đó để tìm sự hỗ trợ, chuyên gia nhấn mạnh. Mặc dù New Delhi chính thức vào Vòng Đối thoại An ninh bốn bên lần thứ tư (QUAD), nhưng, đối với người Ấn Độ, QUAD chỉ là cơ hội để thảo luận về một số vấn đề, chứ không phải để tham gia các sáng kiến ​​chống lại Trung Quốc. Ngoài ra, quan hệ Mỹ-Ấn không phải là thân thiện nhất. 

Lá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Philippines không muốn trở thành nạn nhân của cuộc xung đột Mỹ-Trung ở Biển Đông

Ở Đông Nam Á, các quốc gia rất quan ngại triển vọng lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đáp trả lời kêu gọi của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence lên tiếng chống lại “những hành động xâm lấn” rõ ràng của Trung Quốc, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố: nếu kết bạn với hai quốc gia là hai đối thủ cạnh tranh chiến lược, đôi khi phải tìm cách hòa hợp với cả hai, dù điều đó đôi khi khá bất tiện.

“Theo tôi, điều tốt nhất là không nên đứng về phe nào, - ông Lý Hiển Long kết luận. - Tuy nhiên, có thể có hoàn cảnh khi chúng tôi sẽ phải lựa chọn. Tôi hy vọng điều này sẽ không xảy ra sớm”.

Tóm lại, các nước ASEAN không muốn phân chia để đứng về hai phe khác nhau.

Còn có một khu vực khác rất thú vị mà người ta thường bỏ qua. Đây là Châu Đại Dương. Ở đây tập trung lợi ích của tất cả các cầu thủ chính trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Úc. Họ đang cạnh tranh gay gắt để mở rộng ảnh hưởng đến các hòn đảo nhỏ, và cố gắng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, Kiribati, Vanuatu và Fiji, giống như bất kỳ quốc gia nhỏ nào, cũng lo ngại rằng, những mâu thuẫn sẽ leo thang và họ sẽ phải thực hiện sự lựa chọn. Và họ cũng sẽ tránh điều này cho đến giờ phút cuối cùng, ông Kashin lưu ý.

Ban lãnh đạo Trung Quốc chưa lên kế hoạch thành lập một mạng lưới các liên minh chính trị - quân sự. Nếu họ thừa nhận nhu cầu như vậy thì Trung Quốc sẽ phải xem xét lại toàn bộ khái niệm chính sách đối ngoại đã được hình thành dưới thời Đặng Tiểu Bình. Tinh thần yêu chuộng hòa bình vẫn là một phần của hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế, tuy nhiên, việc củng cố lực lượng vũ trang cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, và Bắc Kinh không giấu giếm điều đó.

Một trong những di huấn của Đặng Tiểu Bình - nguyên tắc lãnh đạo tập thể - đã được sửa đổi. Ông Tập Cận Bình đã đưa những tư tưởng của mình vào điều lệ đảng, tạo khả năng ông sẽ duy trì vị trí lãnh đạo suốt đời. Ai biết được những thay đổi nào đang diễn ra ở Bắc Kinh?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала