Vì sao Trung Quốc ít khả năng dùng quân đội đối phó biểu tình Hồng Kông?

© REUTERS / Tyrone Siu Tình ở Hồng Kông
 Tình ở Hồng Kông  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc triển khai lực lượng quân sự ở Hong Kong sẽ khiến Trung Quốc vấp phải sự phản kháng của người dân đặc khu và phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

Khả năng  can thiệp quân sự

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm hôm 24/7 nhắc tới điều 14 Luật Đồn trú khi được hỏi về khả năng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được huy động để duy trì trật tự ở Hồng Kông. Điều luật này cho phép lực lượng đồn trú của PLA tham gia duy trì an ninh trật tự hoặc cứu trợ thảm họa ở Hồng Kông theo yêu cầu của chính quyền đặc khu.

Việc triển khai lực lượng quân đội đồn trú đối phó các cuộc biểu tình bạo lực ở Hồng Kông đã được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc vài ngày qua, đặc biệt là sau khi người biểu tình hôm 21/7 tấn công Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh ở đặc khu.

Cuộc biểu tình ở Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đòi Hoa Kỳ chấm dứt khích lệ chủ nghĩa cực đoan và bạo lực ở Hồng Kông

Trong lúc ông Ngô chỉ trích hành vi của người biểu tình cực đoan "đang thách thức chính quyền trung ương và điểm mấu chốt của mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'", nhiều người dân đại lục giận dữ, kêu gọi PLA đưa quân can thiệp vào Hong Kong. 

PLA đã duy trì lực lượng đồn trú tại Hồng Kông từ khi đặc khu này được Anh trao trả ngày 1/7/1997. Dù việc triển khai lực lượng PLA đã được quy định rõ ràng trong Luật Cơ bản của Hong Kong, giới phân tích cho rằng can thiệp quân sự sẽ là biện pháp cuối cùng mà Bắc Kinh muốn sử dụng do những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Ngay cả Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập tờ Global Times nổi tiếng với quan điểm cứng rắn của Trung Quốc, cũng lên tiếng phản đối ý tưởng sử dụng lực lượng đồn trú để can thiệp vào tình hình Hồng Kông, do cái giá phải trả về chính trị quá lớn và sự bất ổn mà nó có thể gây ra.

"Một khi PLA đã kiểm soát được tình hình ở Hồng Kông và dẹp yên bạo loạn, điều gì sẽ diễn ra sau đó?", Hồ Tích Tiến đặt câu hỏi. Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc chưa có bất cứ quy định nào về chế độ quân quản cho phép PLA hoạt động ở Hồng Kông và vãn hồi trật tự ở đặc khu này.

Hồ Tích Tiến cũng cảnh báo việc triển khai lực lượng quân sự tại đặc khu này sẽ gặp sự phản đối dữ dội từ cộng đồng quốc tế cũng như người dân Hồng Kông. "Căn cứ đồn trú của PLA ở Hồng Kông là biểu tượng của chủ quyền quốc gia. Đó không phải sở cứu hỏa chuyên 'chữa cháy' về trật tự và luật pháp ở Hồng Kông", ông nói thêm.

Còn giới quân đội Trung Quốc nói gi?

Theo SCMP, các lãnh đạo ở Bắc Kinh cũng chưa bao giờ đưa biện pháp sử dụng vũ lực quân sự vào chiến lược giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông.

Сuộc biểu tình ở Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Trung Quốc chống lại Nghị quyết của Quốc hội châu Âu về Hồng Kông

Trong cuộc gặp hồi tháng trước, tướng Chen Daoxiang, chỉ huy lực lượng đồn trú PLA ở Hồng Kông, trấn an Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Helvey rằng quân đội Trung Quốc sẽ không can thiệp vào tình hình đặc khu.

Phát biểu này của tướng Chen củng cố nhận định của giới chuyên gia rằng sử dụng lực lượng quân sự không phải giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng hiện nay Hồng Kông, thậm chí còn là phương án "lợi bất cập hại".

"Liệu sự xuất hiện của binh sĩ PLA có làm tình hình thêm căng thẳng? Nhiều khả năng sẽ có người Hồng Kông phản kháng, thậm chí là chống trả binh sĩ quân đội. Điều đó sẽ chỉ dẫn tới đổ máu", Lau Siu-kai, phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Hồng Kông và Macau có trụ sở tại Trung Quốc, nhận định.

Theo Larry Wortzel, cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Trung Quốc hồi những năm 1980, Trung Quốc đại lục có nhiều công cụ để vãn hồi trật tự hiệu quả hơn là quân đội, chẳng hạn như lực lượng vũ cảnh hoặc công an. Ông cho rằng huy động lực lượng quân sự đồn trú chỉ là giải pháp "cực chẳng đã" của các lãnh đạo Trung Quốc.

Cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao

Tình hình Hồng Kông cũng được cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao, do nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở tại đặc khu này suốt nhiều năm qua. Việc đưa quân đội vào đặc khu hành chính này sẽ khiến Bắc Kinh đối mặt với áp lực khổng lồ từ các quốc gia phương Tây.

"Nước Anh sẽ có hành động chỉ trích mạnh mẽ nhất do London và Bắc Kinh đã ký hiệp ước để bảo đảm Trung Quốc tuân thủ mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'", Liang Yunxiang, chuyên gia quan hệ quốc tế tại đại học Bắc Kinh, nhận xét.

Khi Trung Quốc sử dụng tới lực lượng quân sự để đối phó biểu tình, Mỹ sẽ không còn dừng lại ở các tuyên bố lên án. Washington nhiều khả năng sẽ thay đổi chính sách và cách nhìn nhận vai trò của Hồng Kông, dẫn tới việc hàng loạt doanh nghiệp rút khỏi đặc khu này.

Cả ngàn nhà báo Hồng Kông đã xuống đường tuần hành - Sputnik Việt Nam
Cả ngàn nhà báo Hồng Kông xuống đường tuần hành vì tự do báo chí

"Mọi động thái can thiệp quân sự sẽ khiến quốc hội Mỹ tức giận. Họ có thể tái xem xét Đạo luật Chính sách Hồng Kông (HKPA) một cách rất cẩn thận", Wortzel cảnh báo. KHPA được thông qua năm 1992, trong đó coi Hồng Kông là thực thể tách riêng khỏi Trung Quốc đại lục trong các vấn đề thương mại và kinh tế.

"Mỹ có thể coi Hồng Kông là một thành phố bình thường của Trung Quốc, gây ảnh hưởng lớn tới kiểm soát xuất khẩu và hoạt động của ngành tài chính tại đây", Wortzel nói thêm.

Khủng hoảng xảy ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang căng thẳng vì chiến tranh thương mại cũng như nhiều vấn đề khác. Chen Daoyin, nhà phân tích chính trị tại Thượng Hải, cho rằng những khó khăn từ chiến tranh thương mại càng khiến Bắc Kinh phải làm mọi cách để duy trì vai trò cửa ngõ từ đại lục ra thế giới của Hồng Kông.

"Triển khai lực lượng quân sự trấn áp biểu tình Hong Kong đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã sẵn sàng đóng sập cánh cửa với cộng đồng quốc tế", Chen đánh giá.

Các chuyên gia đều cho rằng sử dụng quân đội chỉ là biện pháp cuối cùng, khi chính quyền đặc khu mất hoàn toàn kiểm soát hoặc nổ ra bạo động vũ trang tại Hồng Kông. "Chính quyền trung ương nên để tình hình hỗn loạn tự chấm dứt và dư luận thay đổi thái độ", tổng biên tập Hồ Tích Tiến nói.

Wortzel cảnh báo người biểu tình Hồng Kông không nên vượt quá giới hạn, nếu không Bắc Kinh sẽ phải dùng biện pháp mạnh. "Tới nay, người biểu tình chưa nhằm vào căn cứ đồn trú hoặc các cơ sở quân sự của PLA. Nếu họ làm vậy, nhiều khả năng chính quyền đại lục sẽ phải điều quân để phản ứng", Wortzel cho hay.

Cuộc biểu tình ở Hồng Kông

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông bắt đầu từ 9/6 và đã kéo dài sang tuần thứ bảy, nhằm phản đối dự luật dẫn độ sửa đổi, cho phép dẫn độ tội phạm sang các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, trong đó có Trung Quốc đại lục. Biểu tình đa phần ôn hòa, nhưng đôi lúc trở nên bạo lực, với các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát. Một nhóm biểu tình hôm 1/7 xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp đập phá. Trưởng đặc khu Carrie Lam sau đó tuyên bố dự luật dẫn độ 'đã chết", nhưng điều này không thể xoa dịu những người biểu tình.

Họ không chỉ yêu cầu rút hoàn toàn dự luật, mà còn đòi Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) từ chức, cho phép phổ thông đầu phiếu. Hàng trăm nghìn người Hong Kong hôm 21/7 tiếp tục tuần hành và lần đầu tiên tiến tới Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh ở quận Tây, ném trứng vào tòa nhà, phun sơn lên camera giám sát và quốc huy Trung Quốc ở mặt trước tòa nhà.

Quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc người biểu tình là tay trong của các thế lực bên ngoài đang tìm cách gây tổn hại Trung Quốc, và ủng hộ chính quyền ở Hồng Kông. Người đứng đầu  Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh Vương Chí Dân "lên án mạnh mẽ" cuộc biểu tình và ủng hộ cam kết của chính quyền Hong Kong trong việc đưa những "kẻ bạo loạn" ra trước công lý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала