Bị nền dân chủ giết chết. Cách thức Hoa Kỳ xử sự với dân thường trong cuộc xâm lăng

© AP Photo / Henri HuetLính Mỹ nhìn đám thi thể những người Việt bị họ giết chết. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967
Lính Mỹ nhìn đám thi thể những người Việt bị họ giết chết. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đất nước bị tàn phá như “quét sạch khỏi bề mặt Trái đất” và 10 triệu người chết - ở Afghanistan tiếp tục dâng cao làn sóng phẫn nộ vì cuộc tấn công khiêu khích của Donald Trump, người tuyên bố rằng quân đội Hoa Kỳ đủ khả năng chỉ mất một tuần để giành chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài, nhưng không muốn gây thương vong quá lớn trong cư dân.

Tuy nhiên, người Mỹ im lặng không nói đến thực tế là trong cuộc xâm lược những quốc gia khác, họ đã không tha mạng cho hàng trăm nghìn dân thường. Sputnik giới thiệu bài tổng quan về những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất “vì nền dân chủ”.  

“Chiến tranh chớp nhoáng” Blitzkrieg không thành

Quân đội Hoa Kỳ giao tranh với Taliban ở Afghanistan đã 18 năm nay. Chiến dịch “Tự do bền vững” bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 năm 2001, chưa đầy một tháng sau vụ khủng bố tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Với sự ủng hộ của NATO, Lầu Năm Góc vạch kế hoạch của mình theo kiểu “chiến tranh chớp nhoáng”  đánh nhanh thắng nhanh blitzkrieg: trong vài tháng tiêu diệt hết các phần tử cực đoan, bắt giữ đầu sỏ thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Al Qaeda* chịu trách nhiệm về vụ tấn công 11 tháng 9 và lật đổ chế độ của phong trào Taliban* khi đó đang kiểm soát hầu hết đất nước. Nhưng cỗ máy chiến tranh của Mỹ bị vướng mắc đình trệ không vận hành nổi theo ý muốn đó.

CC BY 2.0 / The U.S. Army / Black Hawk unloadQuân nhân Hoa Kỳ tại Afghanistan
Bị nền dân chủ giết chết. Cách thức Hoa Kỳ xử sự với dân thường trong cuộc xâm lăng - Sputnik Việt Nam
Quân nhân Hoa Kỳ tại Afghanistan

Chiến dịch “Tự do bền vững” đã biến thành cuộc chiến dài ngày nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tại Afghanistan, hàng chục ngàn thường dân, gần 2.500 lính Mỹ và hơn 1.000 binh sĩ liên minh quốc tế đã thiệt mạng. Cơ số quân nước ngoài đạt tới 140 nghìn người (năm 2010).

Kể từ tháng 1 năm 2015, Liên minh Bắc Đại Tây Dương công bố sứ mệnh mới ở Afghanistan với tên gọi “Hỗ trợ kiên quyết”. Mục tiêu chính là đào tạo và tư vấn cho các đại diện lực lượng an ninh của Afghanistan. Bây giờ hiện diện ở Afghanistan có khoảng 14 nghìn lính Mỹ.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Donald Trump nói rằng Hoa Kỳ có thể giành chiến thắng ở Afghanistan trong một tuần

Và mặc dù chiến dịch được coi là phi quân sự, các thường dân bản xứ vẫn bị thiệt hại. Chẳng hạn, theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, chỉ riêng năm 2018 ở Afghanistan đã có 3.800 người bị giết chết, trong đó gồm khoảng 900 trẻ nhỏ và thiếu niên. Còn hơn 7.000 người bị thương.

Báo cáo của Mỹ đổ lỗi gây thương vong là do cuộc tấn công của các lực lượng chống Chính phủ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng mọi người chết vì hành động sai trái của đội quân Mỹ và các đồng minh.

Chẳng hạn, lực lượng liên minh không hiếm khi giáng đòn tấn công bằng không quân và tên lửa vào những  mục tiêu dân sự hòa bình. Chiến binh thường ẩn náu trong nhà dân, bệnh viện hoặc trường học. Lính NATO không hề băn khoăn ngại ngần gì trong những trường hợp như vậy, họ lập tức “xóa sạch các tòa nhà khỏi bề mặt Trái đất” cùng với các chiến binh và thường dân.

© AFP 2023 / JOHN STILLWELL / POOLBinh sĩ Mỹ tại Afghanistan
Bị nền dân chủ giết chết. Cách thức Hoa Kỳ xử sự với dân thường trong cuộc xâm lăng - Sputnik Việt Nam
Binh sĩ Mỹ tại Afghanistan

Và đôi khi, các quân nhân liên minh thu xếp cuộc trả thù chỉ vì nghi có liên hệ với Taliban* và xả súng bắn chết hàng chục người Afghanistan.

Cần lưu ý rằng sứ đoàn Liên Hợp Quốc đã ghi nhận con số thương vong trong cư dân hòa bình của Afghanistan chỉ từ năm 2009. Qua mỗi năm, con số ngày càng tăng: nếu năm 2009 có 5.900 người chết thì năm 2015 đã là 11.000.

Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968 - Sputnik Việt Nam
Vụ thảm sát Sơn Mỹ. Vì sao lính Hoa Kỳ giết phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam?

Những “Charlie” tàn ác

Trong thời gian chiến dịch của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn.

Người Mỹ đã mất khoảng 60.000 binh sĩ, còn trong những cuộc oanh tạc quy mô  do sử dụng vũ khí hóa học, bom napalm, bom cháy phốt-pho và các chiến dịch  trên mặt đất của quân đội Hoa Kỳ, có 3 triệu người Việt Nam thiệt mạng.

Biểu tượng khủng khiếp nhất về sự tàn ác của người Mỹ là một trong những hoạt cảnh của chiến tranh Việt Nam đã khét tiếng là vụ thảm sát Sơn Mỹ. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968, những người lính của Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20 của Quân đội Hoa Kỳ đã đột nhập vào ngôi làng nhỏ lặng lẽ này và nã đạn vào những người nông dân đang làm ruộng. Đã giết tất cả, không bỏ sót bất kỳ người già hay trẻ nhỏ. Các phụ nữ bị hãm hiếp, kể cả người đang mang thai. Chỉ trong vài giờ, 504 cư dân Sơn Mỹ đã bị giết chết.

© Ảnh : Public domain Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
Bị nền dân chủ giết chết. Cách thức Hoa Kỳ xử sự với dân thường trong cuộc xâm lăng - Sputnik Việt Nam
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968

Nguyên nhân của cuộc tấn công dã man này không được xác định rõ - có lẽ lính Mỹ truy lùng sở chỉ huy du kích mà họ cho rằng đóng ở ngôi làng. Một giả thiết khác là trả thù cho những thiệt hại đêm hôm trước của Đại đội Charlie. Dù sao chăng nữa, ngôi làng Việt Nam đã bị hủy diệt hoàn toàn bằng cách đốt cháy tận gốc.

Ở Washington, tất cả đều phủ nhận sự kiện Sơn Mỹ. Tuy nhiên, sau đó đã tiết lộ những bức ảnh do một binh sĩ “Charlie” chụp tại trận, và buộc phải thừa nhận đây là tội ác chiến tranh. Tuy vậy, chỉ có một quân nhân bị trừng phạt, mà theo sắc lệnh đặc biệt của Tổng thống Richard Nixon, đối tượng này thụ án tại gia!

© Ảnh : Public domain Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
Bị nền dân chủ giết chết. Cách thức Hoa Kỳ xử sự với dân thường trong cuộc xâm lăng - Sputnik Việt Nam
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968

Luôn tìm thấy lý do

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2003, không hề có sự cho phép của Liên Hợp Quốc, với lý do tìm kiếm vũ khí hóa học, lực lượng Hoa Kỳ đã xâm chiếm Iraq để lật đổ Saddam Hussein. Chiến dịch “Tự do Iraq” khởi đầu từ Kuwait, tập hợp một nhóm 250.000 lính Mỹ, Anh và các đồng minh cùng hơn 700 máy bay, 900 xe tăng và 700 xe bọc thép.

© AP Photo / Jerome DelayPhá dỡ bức tượng Saddam Hussein ở Baghdad, Iraq
Bị nền dân chủ giết chết. Cách thức Hoa Kỳ xử sự với dân thường trong cuộc xâm lăng - Sputnik Việt Nam
Phá dỡ bức tượng Saddam Hussein ở Baghdad, Iraq

Đương đầu chống lại người Mỹ là lực lượng sở tại khoảng 400.000 binh sĩ Iraq, các vũ khí thiết bị hầu hết đã lỗi thời, do Liên Xô sản xuất. Tên lửa hành trình giáng đòn vào các chủ thể chiến lược và trụ sở Chính phủ, quân liên minh phát động chiến dịch mặt đất. Một tháng sau, các thành phố lớn nhất của  Iraq sụp đổ và ngày 1 tháng 5 năm 2003, George Bush tuyên bố chấm dứt hoạt động chiến sự. Đất nước bị phân chia thành mấy khu vực  và đắm chìm trong cảnh hỗn loạn nhiều năm. Chiến tranh du kích kéo dài đến tận năm 2011.

© AP Photo / Jerome Delayquân đội Mỹ ở Iraq, năm 2003
Bị nền dân chủ giết chết. Cách thức Hoa Kỳ xử sự với dân thường trong cuộc xâm lăng - Sputnik Việt Nam
quân đội Mỹ ở Iraq, năm 2003

Quân liên minh đã tổn thất khoảng 5.000 người trong cuộc chiến đó. Đồng thời, thương vong dân sự là cực lớn - theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ từ năm 2003 đến 2006 đã có khoảng 150.000 đến 223.000 người Iraq thiệt mạng. Hàng triệu cư dân  mất hết nhà cửa, cho đến nay tình hình nhân đạo ở đất nước này vẫn không bình ổn.

Những người tham gia cuộc biểu tình chống lại các cuộc tấn công vào Syria ở New York - Sputnik Việt Nam
Đại tá Lê Thế Mẫu: "Cuộc chiến tranh vấy bẩn của Mỹ ở Syria" và sự thật về kẻ chiến thắng
Số phận của vùng Balkan

Còn thêm một ví dụ khác về áp đặt dân chủ bằng vũ lực, là chiến dịch của Hoa Kỳ tại Nam Tư. Ngày 24 tháng 3 năm 1999, liên minh NATO do Hoa Kỳ đứng đầu đã phát động tấn công bằng tên lửa và oanh tạc Serbia. Vụ ném bom kéo dài 78 ngày, hệ thống kiểm soát quân sự và hành chính bị phá hủy,  Liên bang Nam Tư cuối cùng đã sụp đổ hoàn toàn.

Trong khi triệt hạ các mục tiêu công nghiệp và quân sự lớn, binh sĩ liên minh đã không quên những chủ thể dân sự. Hàng ngày máy bay thực hiện khoảng 350 cuộc xuất kích oanh tạc. Hơn 21.000 tấn chất nổ đã dội xuống Serbia và Chernogoria (Montenegro), tấn công hơn 900 mục tiêu.

CC BY-SA 3.0 / Darko Dozet / Против ваздушна одбрана покушава да обори НАТО бомбардереKhông quân Nam Tư cố gắng bắn hạ máy bay ném bom NATO
Bị nền dân chủ giết chết. Cách thức Hoa Kỳ xử sự với dân thường trong cuộc xâm lăng - Sputnik Việt Nam
Không quân Nam Tư cố gắng bắn hạ máy bay ném bom NATO

Thêm nữa, người ta đã sử dụng các loại đạn bị cấm có chứa tạp chất phóng xạ là uranium nghèo. Những trận bom không rõ lý do cũng ném xuống các khu dân cư, chợ và bệnh viện.

Theo đánh giá của chính quyền Serbia, khoảng 3.000 người đã chết vì những vụ ném bom, trong đó có 89 trẻ em. Còn 12.500 người khác bị thương.

© Ảnh : Public domain Đường phố Belgrade sau cuộc không kích của NATO
Bị nền dân chủ giết chết. Cách thức Hoa Kỳ xử sự với dân thường trong cuộc xâm lăng - Sputnik Việt Nam
Đường phố Belgrade sau cuộc không kích của NATO

*Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала