Liệu các nguồn năng lượng tái tạo có thể cứu được nhân loại?

© Ảnh : Leafletnhà máy điện gió
nhà máy điện gió - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhân loại đã dùng hết “ngân sách” tài nguyên thiên nhiên như nước, đất và không khí sạch cho cả năm 2019 vào ngày 29.7, theo báo cáo của Trung tâm phân tích Global Footprint Network.

Mốc thời gian mang tên Earth Overshoot Day - thời điểm rơi vào nợ sinh thái (ngày đánh dấu thời điểm thế giới đã sử dụng hết tài nguyên mà Trái đất có thể đáp ứng cho cả năm) đã bị đẩy lên sớm hơn suốt 20 năm qua, trong năm 2019 sự kiện này diễn ra thậm chí sớm hơn bao giờ hết, lập kỷ lục mới. Chuyên gia Ma Lifang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính trị của Hiệp hội Công nghiệp năng lượng tái tạo Trung Quốc, phân tích lý do của hiện tượng này và nói về những biện pháp có thể giúp giải quyết vấn đề. 

© Sputnik / Vitaliy PodvitskiCạn kiệt đến tận đáy
Liệu các nguồn năng lượng tái tạo có thể cứu được nhân loại? - Sputnik Việt Nam
Cạn kiệt đến tận đáy

Theo bà Ma Lifang, quy mô sử dụng tài nguyên thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến nhu cầu ngày càng tăng của con người.

“Nhu cầu càng nhiều và tham muốn càng cao thì càng có nhiều tài nguyên phải được sử dụng để đáp ứng chúng. Do đó, thiệt hại về môi trường cũng tăng”.

Phải làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này? Theo bà Ma Lifang, cần phải phát triển phạm vi sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, tăng tỷ lệ sử dụng dự trữ năng lượng, cũng như nâng cao ý thức của con người, đồng thời cần phải đáp ứng nhu cầu của con người về sự phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái để có điều kiện phù hợp với cuộc sống của con người. 

Сhai - Sputnik Việt Nam
Trên mạng vừa khởi động chương trình phát trực tuyến dự kiến sẽ hoạt động trong vòng 450 năm

Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Ma Lifang, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn năng lượng tái tạo.

“Theo một số dự báo, đến năm 2050, tổng công suất năng lượng mặt trời trên thế giới có thể đạt 8.500 GW, tổng công suất điện gió – 6.000 GW. Tiềm năng năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ cung cấp 72,5% năng lượng điện. Tuy nhiên, dự báo này chỉ là một loại tài liệu tham khảo, các chỉ số thực sự rất khó để dự đoán, chúng tôi chỉ có thể phấn đấu cho mục tiêu cao nhất. Tất nhiên, năng lượng tái tạo chỉ có thể giải quyết một phần vấn đề với việc sử dụng quá mức tài nguyên không tái tạo. Tuy nhiên, không thể hoàn toàn dựa vào chúng. Nếu chỉ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thì không thể cứu được nhân loại”, - bà Ma Lifang nói. 

Theo chuyên gia Trung Quốc, hiện nay các nước đang phát triển có cơ hội lựa chọn cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để làm giảm thiệt hại môi trường. Nhưng, việc chuyển qua sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng sạch, bao gồm cả năng lượng tái tạo, vẫn chưa thể thực hiện được vì lý do tài chính.

“Chính bởi vậy, các nước phát triển phải đóng góp phần mình để bù đắp cho những thiệt hại mà họ đã gây ra cho môi trường. Đây là nghĩa vụ của họ. Chúng ta chỉ có một hành tinh Trái đất, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên gây hại cho cả các nước phát triển và các nước đang phát triển”, - chuyên gia Ma Lifang nói. 

Rừng mùa thu ở khu vực Perm - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc và Ấn Độ trở thành “lá phổi” cho Trái đất

Chuyên gia Ma Lifang cũng lưu ý rằng, chính phủ Trung Quốc luôn nhấn mạnh, cần phải thực hiện cuộc cách mạng trong quá trình phát triển xanh và tiêu thụ năng lượng. Trung Quốc là một trong những quốc gia tiên tiến nhất trong lĩnh vực phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Trung Quốc không chỉ tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trong nước, mà còn đóng góp lớn cho sự phát triển của lĩnh vực này trên thế giới. Hiện nay rất nhiều quốc gia sử dụng các sản phẩm quang điện được sản xuất tại Trung Quốc. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала