Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam thẳng thắn bàn chuyện Biển Đông với đại diện cấp cao Liên minh châu Âu

© Ảnh : Văn Điệp – TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhắc về những diễn biến căng thẳng mới đây trên Biển Đông, trong cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Federica Mogherini, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Việt Nam luôn là quốc gia có trách nhiệm thực hiện các điều khoản trong Công ước LHQ về Luật biển 1982 và mong muốn các bên đều tuân thủ công ước này.

Trong trường hợp có tranh chấp mọi xung đột cũng nên được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Việt Nam và EU tăng cường hợp tác mọi mặt

Sáng 5/8 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp bà Federica Mogherini Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách Đối ngoại và An ninh, TTXVN cho hay.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc chụp ảnh chung - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cùng ASEAN và Trung Quốc nói chuyện Biển Đông

Đây là chuyến thăm đầu tiên của bà Mogherini đến Việt Nam, đồng thời bày tỏ vui mừng trước những bước tiến mới trong quan hệ đối tác Việt Nam-EU.

Cụ thể, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam luôn coi Liên minh Châu Âu là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại.

Cụ thể, hai bên đã ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA); triển khai các cơ chế hợp tác như Ủy ban hỗn hợp nhằm triển khai Hiệp định Đối tác Hợp tác Toàn diện Việt Nam – EU (PCA), Đối thoại nhân quyền Việt Nam - EU; phê chuẩn và đưa vào triển khai ngay sau khi có hiệu lực Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh việc Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế ILO tháng 6/2019. Đồng thời cả Quốc hội và Chính phủ đều cùng phối hợp, đẩy nhanh tiến độ xem xét thông qua 2 Công ước số 108 và 87 của ILO. Điều này thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam nhằm thực hiện các cam kết liên quan đến tiêu chuẩn lao động được nêu trong EVFTA cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với tư cách là thành viên ILO.

Tàu sân bay khổng lồ nhất của Hải quân Vương quốc Anh Queen Elizabeth - Sputnik Việt Nam
EU sẽ "tăng cường hành động để chống Trung Quốc ở Biển Đông"

Phía Việt Nam đồng thời cũng bày tỏ mong muốn Nghị viện châu Âu (EP) và các nước EU sớm xem xét phê chuẩn EVFTA và EVIPA để hiện thực hóa những cam kết của hai bên đối với tự do thương mại và đầu tư, có lợi cho cả EU và Việt Nam.

Về phía mình, bà Federica Mogherini cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đón nồng nhiệt, đồng thời khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam, trong đó, năm 2020 sắp tới khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo An LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch Hội đồng liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA).

Bà Mogherini khẳng định khi Việt Nam đảm nhận các vai trò trên sẽ tạo cơ hội tốt hơn nữa để EU và các nước thành viên tang cường thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, ASEAN, LHQ…

Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu đánh giá, việc ký kết, phê chuẩn nhiều văn bản pháp lý và tần suất cao các chuyến thăm của lãnh đạo hai bên trong thời gian qua đã thể hiện vị trí ưu tiên của quan hệ song phương trong chính sách đối ngoại của mỗi bên; đồng thời tạo nền tảng ngày càng vững chắc và mở ra nhiều triển vọng mới trong quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian tới.

Việt Nam thẳng thắn bàn về Biển Đông

Đảo ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
UNCLOS 1982: 25 năm bảo đảm hòa bình trên Biển Đông

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ: Là quốc gia có biển, Việt Nam đã tham gia Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Đồng thời, bà khẳng định lại lập trường nhất quán của Chính phủ Việt Nam là đấu tranh bằng biện pháp, con đường hòa bình, phù hợp luật pháp, công ước quốc tế để giải quyết các tranh chấp, bất đồng.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch Ủy Ban châu Âu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hiểu biết và tôn trọng luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 đối với quyền tự do hàng hải, hàng không, tôn trọng vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế. Theo Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, nằm trên tuyến đường quan trọng, Biển Đông cũng liên quan đến  lợi ích kinh tế, lợi ích về an ninh quốc gia, trong đó có Liên minh châu Âu, đây là vấn đề toàn cầu, được cộng đồng quốc tế rất quan tâm.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc chụp ảnh chung - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cùng ASEAN và Trung Quốc nói chuyện Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, từ trao công hàm ngoại giao phản đối, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay hành vi xâm phạm chủ quyền, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền tài phán của Việt Nam nhằm duy trì quan hệ tốt đẹp ổn định giữa hai nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала