Việt Nam quyết chặn hàng Trung Quốc và cuộc chiến chống phòng vệ thương mại

© AFP 2023 / Stringer Hàng Trung Quốc
 Hàng Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đừng vội mừng vì xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến. Hàng hóa hiện đang phải đối mặt với hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại và nguy cơ bị Mỹ đặt trừng phạt.

Việt Nam đối diện nhiều nguy cơ bị kiện về phòng vệ thương mại

Bộ Công thương cho biết, trong 7 tháng qua, trung bình mỗi tháng, Bộ này phải xử lý 1 vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam. Đây là mức rất cao.

Hiện nay, Bộ đang phải thụ lý 7 vụ kiện, trong có có 5 vụ chống bán phá giá, 2 vụ việc trợ cấp) do các đối tác khởi xướng điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, Ấn Độ đang dẫn đầu các vụ kiện Việt Nam, Mỹ 2 vụ, Malaysia 1 vụ.

Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương ra dự thảo thông tư “Made in Vietnam”

Ngày 9.8, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và cán bộ ngành công thương cùng nhiều cơ quan, bộ ngành liên quan đã tiến hành cuộc họp nhằm giải quyết việc hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu liên tục bị kiện vì nghi ngờ liên quan đến phòng vệ thương mại. Ngoài ra, còn phải kể đến 7 vụ từ năm 2018 trong đó có 4 vụ rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại đã áp dụng với nhiều ngành hàng là mũi nhọn trong ngành xuất khẩu Việt Nam như cá tra, tôm, thép…

Bộ Công thương cũng phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng xem xét sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại với một số sản phẩm sợi DTY, ống thép, bột ngọt…Xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tại buổi làm việc này, Cục trưởng Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) Lê Triệu Dũng cũng nhắc, việc gia tăng căng thẳng xung đột thương mại Mỹ- Trung dẫn tới việc hàng hóa hai nước sẽ khó tìm đường vào thị trường nội địa của nhau. Vì vậy, cả Mỹ, Trung Quốc đều sẽ tăng cường xuất khẩu sang nước khác, trong đó Việt Nam là lựa chọn phổ biến nhất. Nhưng mặt trái của vấn đề cũng dẫn đến hệ lụy, cả hai cường quốc này sẽ tăng cường các biện pháp phòng vệ, bảo hộ thương mại như công cụ ngăn hàng nhập khẩu.

Theo ông đánh giá, việc áp dụng các biệ pháp phòng vệ thương mại góp phần bảo vệ việc làm cho hơn 100 ngàn lao động, khuyến khích sản xuất trong nước được đẩy mạnh. Những ngành đang được bảo hộ, đóng góp khoảng 6,3% GDP của cả nước, giúp tăng nguồn thu ngân sách, giảm nhập khẩu ồ ạt nhiều mặt hàng, tránh thua lỗ, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất.

Cùng trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh lo ngại, việc nhiều nước, nhất là Hoa Kỳ, đang tìm rất nhiều phương thức gây áp lực cho Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nỗ lực chứng minh mình là đối tác thương mại tin cậy của Mỹ

Ngay cả khi chúng ta phát triển được chuỗi sản xuất tại chỗ, nhưng một khi tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, cũng có nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp chống lẩn tránh, thậm chí sẽ bị điều tra chống bán phá giá và trợ cấp sản phẩm.

“Ví dụ như mặt hàng thép, mấy chục năm qua chúng ta vẫn làm tôn thép từ cán nóng Trung Quốc. Nhưng mới đây, việc này cũng bị chính phủ Mỹ coi là lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá mà nước này áp dụng lên hàng hóa Trung Quốc”, ông Khánh dẫn chứng.

Vị Thứ trưởng cũng cảnh báo: “Đây là sự thay đổi cách tiếp cận cực kỳ lớn từ Hoa Kỳ. Nếu một ngày, bỗng dưng họ ngẫu hứng áp dụng cả đối với hàng dệt may, da giày của Việt nam thì sẽ vô cùng nguy hiểm”.

Quan chức ngành Công thương đề xuất, Cục Phòng vệ Thương mại phải xem xét việc thay đổi cách tiếp cận, đảm bảo phù hợp quy định của WTO. Đồng thời, sớm đánh giá, tiên liệu, mặt hàng nào có nguy cơ cao bị áp thuế để đưa ra cảnh báo, trong bối cảnh xung đột Mỹ-Trung ngày càng gay gắt.

Việt Nam chủ động chiến lược, kiên quyết chặn gian lận thương mại

Tham gia buổi làm việc, ghi nhận những kết quả và nỗ lực trong công tác phòng vệ thương mại thời gian qua, Bộ trưởng Công thương cho rằng việc Việt Nam tiếp tục mở cửa nền kinh tế giúp tình hình xuất, nhập khẩu tăng trưởng khả quan trong nửa đầu năm 2019. Tuy nhiên, tác động nhiều chiều từ biến động trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump  - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ là đòn đánh vào sự tăng trưởng thế giới và ví tiền của người Mỹ

Ông Trần Tuấn Anh nhận định:

“Áp lực chống gian lận xuất xứ đang rất lớn bởi chỉ cần liên quan một vụ việc, Việt Nam sẽ trở thành chủ thể trong các xung đột thương mại. Không riêng gì Bộ Công Thương mà lực lượng Hải quan, Công an đều đã nêu nguy cơ, hệ luỵ về gian lận xuất xứ”.

Bộ trưởng cũng chỉ ra nhiều bất cập trong vệc tìm hiểu về hội nhập kinh tế nói chung và phòng vệ thương mại nói riêng. Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt ở quy mô nhỏ và vừa vẫn còn những hạn chế nhất định về nguồn lực quy mô, điều kiện tiếp cận, nắm bắt thông tin, quy định thương mại quốc tế bao gồm cả công tác bảo hộ thương mại.

“Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ tiếp tục mở rộng, điều tra chống gian lận xuất xứ, điều tra chống chuyển tải gian lận thương mại. Đây là nguy cơ lớn cản trở và thách thức cho phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2018 - 2019 là năm thực hiện các đề án về phòng vệ thương mại, chống gian lận xuất xứ”, Bộ trưởng phát biểu cho biết.

Bộ trưởng dẫn chứng nhiều nguy cơ cao khi năm 2018 chỉ có 13/37 mặt hàng xuất khẩu tăng đột biến, nửa đầu năm nay con số này cũng chỉ tăng lên 15 mặt hàng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn sang thị trường Hoa Kỳ như sơ sợi dệt tăng 92,87%, sắt thép tăng hơn 81%, thức ăn gia súc và nguyên vật liệu tăng 51%, điện thoại và linh kiện tăng 13%, dây cáp điện hơn 100%, máy quay phim và thiết bị điện tử 83%, nguyên phụ liệu dệt may da giày tăng hơn 50%...

Tuy nhiên, điều đáng nói là, chính các mặt hàng này cũng có kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến và đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ, đặt ra vấn đề cảnh báo cần phải nghiên cứu, đánh giá chính xác bởi nguy cơ hàng nước ngoài “đội lốt” hàng Việt Nam nhằm gian lận xuất xứ là điều mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ rất lo ngại, yêu cầu xử lý nghiêm, đến nơi đến chốn, ngăn chặn triệt để những trường hợp làm giả “made in Vietnam”.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bước vào giai đoạn nguy hiểm

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh hơn nữa vào vấn đề “trung chuyển” hàng qua Việt Nam để né thuế: “Câu chuyện sẽ không chỉ dừng lại ở quan hệ song phương hai nước mà còn động chạm đến nhiều đối tác khác. Nguy cơ kép không chỉ chống bán phá giá, chống trợ cấp mà còn cả chuyển tải đầu tư, nên sẽ tác động kép đến nền kinh tế”.

Tại buổi làm việc, Đại diện Tổng Cục quản lý thị trường cũng khẳng định đã tập trung các nguồn ực, rà soát danh sách hàng Trung Quốc bị Mỹ áp thuế, đề xuất thành lập tổ kiểm tra, có sự phối hợp từ hải quan để ngăn chặn nguồn hàng lách qua Việt Nam. Tuy nhiên, điểm yếu khá lớn của doanh nghiệp trong nước chính là chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của những cuộc điều tra, rào cản thương mại này. Còn doanh nghiệp vốn FDI lại rất “khôn ngoan”, sở hữu chiến lược ứng phó bài bản và hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra nước ngoài khi cần thiết.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu, châu Mỹ khẳng định rủi ro áp lực phòng vệ thương mại rất cao vì xung đột lợi ích kinh tế giữa các quốc gia. Việt Nam đã tiến hành ký kết thỏa thuận FTA với nhiều nước nên xu hướng nhiều doanh nghiệp các nước sẽ lợi dụng chính quy định trong thỏa thuận này để gian lận xuất xứ và lẩn tránh bị áp thuế.

Tính trong 2 quý đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi châu Âu và châu Mỹ giảm, chỉ có vài thị trường vẫn tăng 14,2%.

“Chúng ta thuộc trong nhóm nước đang phát triển nên được miễn trừ tự vệ, nhưng với đà tăng xuất khẩu như hiện nay, Việt Nam có thể sẽ bị xếp vào danh sách bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và không còn được miễn trừ tự vệ. Do đó cần triển khai tốt đề án phòng chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ (Đề án 284)”, vị chuyên gia khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала