Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Tàu Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

© AFP 2023 / Ted AljibeBiển Đông
Biển Đông  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một tàu khảo sát của Trung Quốc đã quay trở lại ngoài khơi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào hôm thứ ba.

Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 quay trở lại vùng biển Việt Nam

Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy, chưa đầy một tuần sau khi nó rời khỏi khu vực Bãi Tư Chính, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 đã quay trở lại vùng EEZ của Việt Nam.

Tàu Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) lần đầu tiên vào khu vực biển tranh chấp dưới sự hộ tống của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc vào tháng 7 nhằm thực hiện cuộc khảo sát địa chấn tại các vùng biển. Đây được xem là điểm nóng toàn cầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi Hoa Kỳ thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam
Bị chỉ trích dữ dội, Trung Quốc rút nhóm tàu Hải Dương 8 khỏi vùng biển Việt Nam?

Tàu khảo sát, theo Việt Nam đã rời khỏi khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này vào ngày 7 tháng 8, hiện lại quay trở lại khu vực dưới sự hộ tống của ít nhất hai tàu Cảnh sát biển Trung Quốc, theo dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi các chuyển động của tàu trên biển.

Dù vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Hà Nội, các tàu Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc vẫn hoạt động tại khu vực đặt giàn khoan nơi Tập đoàn Rosneft của Nga đang hợp tác khai thác dầu với phía Việt Nam.

Tháng trước, Việt Nam đã cáo buộc nhóm tàu khảo sát và đoàn tàu hộ tống của Bắc Kinh vi phạm chủ quyền, tiến hành nhiều hoạt động phi pháp trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt mọi hoạt động trái với luật pháp quốc tế và khẩn trương rút tàu.

Sau khi rời khỏi khu vực, tàu khảo sát Hải Dương 8 đã cập cảng Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập), hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, kiểm soát trên một rạn san hô ở Biển Đông đang bị tranh chấp khi Việt Nam và Philippines đều cùng tuyên bố chủ quyền.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự, tiến hành nhiều hoạt động gây căng thẳng ở Biển Đông ảnh hưởng đến ổn định, hòa bình trong khu vực. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Ngị khẳng định hồi tháng trước rằng các vấn đề hàng hải liên quan đến Việt Nam không nên can thiệp vào quan hệ song phương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên về những vấn đề được dư luận quan tâm.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã xác lập tại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

“Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật”, bà Hằng tuyên bố.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала