Vì sao Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP?

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNMay hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại Công ty TNHH may Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
May hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại Công ty TNHH may Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng cục Thống kê vừa tiến hành đánh giá lại quy mô GDP, không tính kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp thì tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam bất ngờ tăng lên cũng là điều dễ hiểu.

Tổng cục Thống kê đánh giá lại quy mô GDP

Việc “đánh giá lại quy mô GDP” là nhiệm vụ định kỳ và thường xuyên của bất kỳ  cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới. Đây là khẳng định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam Nguyên Bích Lâm.

Từ một nhà máy năm 2010, đến nay, Công ty CP Đầu tư phát triển Chè Tam Đường đã có 3 nhà máy chế biến chè. - Sputnik Việt Nam
Vì sao kinh tế Việt Nam là ‘ngoại lệ’?

Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, có 3 phương pháp hiện vẫn được sử dụng để biên soạn chỉ tiêu thống kê Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): đó là các phương pháp sản xuất, sử dụng và thu nhập. Tổng cục Thống kê Việt Nam sử dụng cả 3 phương pháp này. Sau mỗi quý, ngành Thống kê dùng phương pháp sản xuất và phương pháp sản xuất. Sau mỗi 5 năm, cơ quan dùng phương pháp thu nhập.

"Hiện Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP, đây là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ của bất kỳ một cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới. Đánh giá lại quy mô GDP được thực hiện theo phương pháp sản xuất, vì vậy không phải là cách tính mới", ông Lâm cho biết.

Tổng cục Thống kê khẳng định, những phương pháp này đều do cơ quan Thống kê của Liên hiệp quốc khuyến nghị, có nguồn thông tin phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, hoàn toàn không có sự thay đổi về phương pháp tính.

Về phạm vi đánh giá lại quy mô GDP, ông Lâm cho biết chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.

Trước đó, vào năm 2013, Tổng cục Thống kê cũng đã thực hiện đánh giá lại quy mô GDP cho giai đoạn 2008-2012, nhằm đánh giá lại ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản; thay đổi phân ngành kinh tế từ Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993 sang Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam năm 2007.

Theo Tổng cục thống kê, việc biên soạn chỉ tiêu GDP ở bất kỳ nước nào đều phát sinh những vấn đề cần phải rà soát, đánh giá lại, cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Liên Hiệp quốc cũng đưa ra 3 vòng đánh giá lại GDP để xử lý những vấn đề nảy sinh trong quốc trình biên soạn. Vòng 1 và 2 là đánh giá ngắn hạn, được thực hiện ngay trong quá trình biên soạn GDP. Vòng 3 là điều chỉnh lớn, được triển khai khi đã có kết quả tổng điều tra.

Mặc dù đã có cả thiện đối với nguồn tin thống kê, Tổng cục Thống kê cho rằng thông tin đầu vào cho việc biên soạn chỉ tiêu GDP hàng năm vẫn chưa đầu đủ. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh và mạnh, trong khi việc cập nhật dữ liệu của cơ quan nhà nước còn chậm nên khó phản ánh, đánh giá kịp thời.

EVFTA sẽ có tác động tích cực đến dệt may Việt Nam trong dài hạn bởi 42,5% dòng thuế áp dụng đối với dệt may Việt Nam sẽ giảm về 0%.  - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng thế giới dự báo GDP Việt Nam

Một trong những nguồn tin chủ yếu của thống kê là điều tra thống kê. Tuy nhiên, việc điều tra mẫu hàng năm dù có thể phản ánh xu thế phát triển của từng ngành, nhưng chưa phản được đầy đủ, toàn diện về quy mô giá trị tăng thêm của ngành kinh tế và quy mô GDP của toàn bộ nền kinh tế. Phương pháp thu thập thông tin thống kê truyền thống và những hạn chế, bất cập trong chia sẻ thông tin từ hồ sơ hành chính giữa các bộ, ngành và cơ quan quản lý các cấp dẫn đến số liệu thống kê chưa phản ánh kịp thời sự thay đổi về quy mô và tình hình kinh tế - xã hội hàng năm.

Tổng cục Thống kê cho biết, GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Việc đánh giá lại quy mô GDP nhằm xác định quy mô, năng lực của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hóa cho giai đoạn 5 năm 2021 - 2025.

Tác động đáng kể

Theo Tổng cục Thống kê, kết quả đánh giá GDP sẽ tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế.

Theo đó, việc đánh giá lại sẽ “tạo ra mức tăng đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người, từ đó tác động đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn tiếp theo. Sự gia tăng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao”.

Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm có sự thay đổi rất nhỏ. Tuy nhiên, đánh giá lại quy mô GDP làm thay đổi cơ cấu GDP: Tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tuy nhiên mức thay đổi không lớn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Italy Giuseppe Conte tại buổi gặp gỡ báo chí.  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Ý ngưỡng mộ mức tăng trưởng GDP của Việt Nam

Phản ánh số liệu thấp hơn đối với nhiều chỉ tiêu tài chính/tài khóa: Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ thuế so với GDP; tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài so với GDP. Sự thay đổi có thể cho thấy khả năng mở rộng dư địa cho thu ngân sách và thuế, cũng như chi tiêu và vay của Chính phủ. Tuy nhiên, khả năng tác động là thấp vì trong thực tế thu ngân sách và thuế dựa trên thu thuế/phí, các tỷ lệ thu liên quan và được quy định bởi các văn bản pháp luật.

Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên có thể làm tăng đóng góp của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế mà hiện nay Việt Nam đang là thành viên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала