Hoa Kỳ cố gắng kìm chế Trung Quốc trong lĩnh vực hạt nhân theo cách thức không công bằng

© AP Photo / Andy WongQuốc kỳ Mỹ và Trung Quốc
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ muốn đặt hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc trong thị trường vật liệu và công nghệ hạt nhân toàn cầu vào các lệnh trừng phạt chính trị. Chuyên gia Gong Hongliang từ Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ tuyên bố đưa bốn công ty Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vào danh sách đen mới.

Đó là “Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc” và các công ty con – “Tập đoàn điện hạt nhân tổng hợp Trung Quốc” (CGNPC), “Viện nghiên cứu công nghệ điện hạt nhân Trung Quốc” và “Viện nghiên cứu điện hạt nhân Tô Châu”. Hoa Kỳ cáo buộc họ mua lại công nghệ tiên tiến của Mỹ và sử dụng cho nhu cầu quân sự của Trung Quốc. Trước đây, các hạn chế đối với  hoạt động tại thị trường Mỹ đã được áp dụng  với gã khổng lồ viễn thông thế giới Huawei, cũng như 5 công ty công nghệ Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc nước này trở thành cường quốc siêu máy tính toàn cầu.

Nhà máy điện hạt nhân  - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ cạnh tranh không lành mạnh để kiềm chế tham vọng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc

“Danh sách đen” mới nhất cũng bao gồm 17 công ty từ 10 quốc gia, như  Nga, Armenia, Bỉ, Canada, Gruzia, Malaysia, Hà Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Vương quốc Anh. Đây là những nước hoàn toàn khác nhau, cả về tiềm năng trong năng lượng hạt nhân cũng như bản chất của mối quan hệ với Hoa Kỳ. Trên thực tế, điều gì được quyết định dẫn tới sự lựa chọn các công ty trong danh sách này, bị cáo buộc làm tổn hại lợi ích  Hoa Kỳ do các hoạt động của họ? Đây là ý kiến ​​của Gong Hunliang:

"Tôi thừa nhận khả năng tồn tại các nguyên nhân liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran. “Danh sách đen” bao gồm nhiều công ty, kể cả từ quốc gia như Anh quốc, do đó khả năng cao các công ty này phải chịu lệnh trừng phạt, liên quan đến thương mại với Iran trong ngành công nghiệp hạt nhân. Cách tiếp cận hiện tại của Mỹ trongg vấn đề hạt nhân Iran, không phù hợp với chính sách của các cường quốc khác, bao gồm cả Anh, và họ vẫn hy vọng sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được vào năm 2015. Do đó tôi tin rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể liên quan đến việc này, phản ánh chính sách “ tài phán bằng cánh tay nối dài”. Hoa Kỳ hiện đang đối đầu nghiêm trọng với Iran, và hy vọng ngăn chặn hợp tác kinh tế và thương mại của Iran với các nước liên quan thông qua  lệnh trừng phạt lên các công ty. Khi làm như vậy, Mỹ đang cố gắng gây áp lực tối đa lên Iran".

Các lệnh trừng phạt của Mỹ là sự can thiệp chính trị trong cạnh tranh trên thị trường vật liệu và công nghệ hạt nhân toàn cầu. Chuyên gia Trung Quốc tin rằng theo cách này, Mỹ đang cố gắng hạn chế khả năng của các công ty Trung Quốc:

“Các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc có thể liên quan đến công nghệ hạt nhân. Ranh giới giữa công nghệ hạt nhân quân sự và dân sự rất khó phân biệt, do đó các cáo buộc sử dụng trong quân sự ở Trung Quốc chủ yếu là do động cơ chính trị. Hoa Kỳ không muốn các công ty Trung Quốc thu lợi nhuận từ thị trường này. Hoa Kỳ có thể có ý định ngăn chặn các doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh hạt nhân toàn cầu với các nước khác, và cố gắng đạt được điều này thông qua các biện pháp trừng phạt chính trị".

Công ty khai thác dầu mỏ ở Bahrain - Sputnik Việt Nam
Công ty Trung Quốc từ chối dầu Venezuela do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ

Cuộc chiến cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung đang đạt đến một cấp độ mới, và rõ ràng không bỏ qua lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Giám đốc Trung tâm Năng lượng và An ninh, Tổng biên tập tạp chí Nucle Club, thành viên của Hội đồng Khoa học thuộc Hội đồng Liên bang Nga, ông Anton Khlopkov, bình luận với Sputnik về việc các công ty Trung Quốc lọt vào “danh sách đen” của Mỹ:

"Trong bối cảnh này, cần lưu ý trong những năm tới, chúng ta có thể hy vọng Trung Quốc sẽ gia nhập thị trường thế giới với tư cách là một trong những tay chơi cạnh tranh tích cực trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Việc này này lẽ ra đến sớm hơn, nhưng do tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, yêu cầu chất lượng các lò điện hạt nhân để xuất khẩu đã tăng lên, Trung Quốc cần phải thêm thời gian để trở thành một trong những nước tham gia vào thị trường năng lượng hạt nhân. Rõ ràng, Hoa Kỳ có thể coi khu vực này là một lĩnh vực cạnh tranh với Trung Quốc, thực hiện nhiều phương pháp gây áp lực hoặc đạt được lợi thế, kể cả bằng cách làm mất uy tín của những quốc gia khác trên thị trường, mà Hoa Kỳ thỉnh thoảng cố gắng thực hiện đối với ngành công nghiệp hạt nhân Nga".

Nhận xét về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa 4 công ty Trung Quốc vào danh sách các đối tượng cần kiểm soát xuất khẩu, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bày tỏ hy vọng  Hoa Kỳ sẽ làm rõ tình hình, ngừng các hành động sai lầm và tham gia vào các cuộc tham vấn bình đẳng khi giải quyết vấn đề phát sinh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала