Sự bất ngờ không thú vị dành cho người Mỹ: Xe tăng Liên Xô PT-76 ở Việt Nam

© Ảnh : Public domain/ Department of the Army Xe tăng PT-76 tại Việt Nam
Xe tăng PT-76 tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lần sử dụng duy nhất của xe tăng lội nước PT-76 vào thực chiến chính là trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Địa hình của đất nước này có thể coi là lý tưởng cho mẫu xe tăng lội nước mà người Mỹ đặt cho biệt danh chính thức là Xe tăng ma (Ghost Tank). Nhưng đồng thời, thực tế chiến sự đã bộc lộ hàng loạt nhược điểm nghiêm trọng của cỗ xe.

Cho đến nay PT-76 vẫn đứng trong hàng ngũ phục vụ của QĐND Việt Nam, xe được hiện đại hóa, nhưng nói chung mẫu tăng Xô-viết lỗi thời cần được thay thế. Và đã có giải pháp thay thế như vậy. Ở Nga đã xuất xưởng loạt phương tiện xe chiến đấu độc đáo mà trên thế giới không đâu có.

CC BY-SA 4.0 / Hoangprs5 / PT-76s drilled (cropped image)Diễn tập quân sự với xe tăng Việt Nam PT-76
Sự bất ngờ không thú vị dành cho người Mỹ: Xe tăng Liên Xô PT-76 ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Diễn tập quân sự với xe tăng Việt Nam PT-76

Trong giai đoạn Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Việt Nam, trong hệ trang bị của Việt Nam DCCH thực tế không có xe bọc thép. Nhưng rồi tình hình đã ít nhiều thay đổi. Với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam DCCH đã có thể tạo lập đơn vị xe bọc thép. Trong đó có các đơn vị xe tăng bọc thép lội nước hạng nhẹ PT-76.

Xe tăng PT-76 - Sputnik Việt Nam
Cuộc hành quân trên biển có một không hai của xe tăng Việt Nam: Kỷ lục vô tiền khoáng hậu
Cỗ xe chiến đấu có trọng lượng 4,5 tấn, trang bị pháo  nòng  rãnh xoắn 76 mm và động cơ diesel 6 xi-lanh 240 mã lực với thể tích làm việc 19,1 lít, được dùng trong quân đội Liên Xô năm 1951, sản xuất hàng loạt từ năm 1951 đến 1967 và phần lớn đem xuất khẩu. Kể cả cung cấp cho Việt Nam DCCH đang kháng chiến chống Mỹ.

Cuộc ra mắt của chiến xa PT-76

Lần đầu tiên xuất kích của PT-76 trong chiến tranh tại Việt Nam là khi xe được sử dụng  trong chiến dịch Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Khi nỗ lực ngăn chặn đà tiến của các đơn vị QĐND Việt Nam dọc theo “đường mòn Hồ Chí Minh” (có đoạn đi qua lãnh thổ Lào), chính quyền Viên Chăn đương thời đã phái 700 lính đến bảo vệ trạm kiểm soát ở bản Huội San.

Ngày 23 tháng 1 năm 1968, chỉ một tuần lễ trước khi bắt đầu cuộc tấn công Tết Mậu Thân, trung đoàn bộ binh số 24 của Quân Giải phóng Việt Nam với sự yểm trợ của đại đội PT-76 thuộc tiểu đoàn xe bọc thép 198, trong trận đánh ban đêm đã lật nhào đồn binh Lào. Số lính Lào còn lại rút chạy về phía đông, đến cứ điểm Làng Vây (thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa). Hai tuần sau, vào đêm 7 tháng 2, tiểu đoàn Quân Giải phóng Việt Nam với sự yểm trợ của 12 chiếc PT-76 đã tấn công cứ điểm Làng Vây, nơi có nhóm lính Lào và biệt đội "mũ nồi xanh" thiện chiến của Mỹ.   

Bất kể là tin tình báo đã báo cáo rằng “Việt cộng” có xe tăng, đòn tấn công ban đầu của PT-76 vẫn khiến phía Mỹ sốc nặng, không kịp trở tay. Trấn tĩnh lại, họ sử dụng súng M40 không giật 106 mm tìm cách hạ gục 3 xe tăng. Tuy nhiên, lớp vỏ 76 mm được bao bọc tốt vẫn trơ trơ không hề hấn gì. Quân Mỹ cố gắng sử dụng súng phóng lựu vác vai M72 LAW 66 mm, nhưng lớp giáp lắp nghiêng của cỗ xe lội nước Xô-viết... không kích nổ lựu pháo; đạn Mỹ chỉ sượt theo thân xe và tịt ngòi! Lực lượng Mỹ ra sức vô hiệu hóa  chiếc xe tăng thứ tư, bắn vào đuôi xe. 8 chiếc xe tăng PT-76 hùng dũng xông lên dễ dàng đè bẹp hàng rào chống bộ binh,  dọn đường cho chủ lực. Những gắng gỏi hiếm hoi của quân Mỹ-Lào để phản công đều bị chặn đứng còn tiếp viện hứa hẹn từ căn cứ Hải quân Hoa Kỳ ở Khe Sanh thì không bao giờ đến, bởi đơn giản là chính căn cứ này cũng đã bị bao vây chặt.  

Trận đấu tăng đầu tiên

Trong những ngày tiếp theo, quân Giải phóng Việt Nam sử dụng PT-76 để chiến đấu hiệu quả với bộ binh và hệ thống công sự của địch. Nhưng các chiến sĩ tăng của ta đã vấp phải hệ thống kiên cố của Mỹ, có xe tăng hạng trung M48 Patton bảo vệ. Và đó là đối thủ khá sấm sét đáng gờm: pháo 90 mm và cả súng phóng lựu hạng nặng của xe tăng Mỹ có thể dễ dàng hạ giục PT-76 hạng nhẹ! Còn thêm nữa là những chiếc M48 được bọc thép khá dày. Trong một thời gian dài, các bên tránh đụng độ.  Nhưng một lần, phi công lái máy bay trinh sát Mỹ bắt gặp chiếc PT-76 đơn độc liền chuyển tọa độ cho tổ lái xe tăng của mình. Do yếu tố địa hình, tăng Mỹ không thể bắn trực tiếp. Khi đó, kíp lái tăng Mỹ quyết định diệt PT-76 bằng cách bắn “pháo ngỏng” ở góc độ cao nhất của nòng. Đến phát bắn thứ ba, quả đạn phân mảnh có sức nổ lớn đã bắn trúng PT-76.

Cuộc đấu tăng tiếp theo diễn ra vào năm 1969. Trung đoàn 66 của quân Giải phóng Việt Nam với sự hỗ trợ của PT-76 đã tấn công cứ điểm kiên cố của Mỹ với trận địa pháo tự hành 175 mm M107, có sự bảo vệ của 3 xe tăng M48 và pháo M42 Duster 40 mm tự hành. Đáng tiếc là yếu tố bất ngờ không phát huy tác dụng: một chiếc PT-76 đụng trúng mìn và lửa sáng từ vụ nổ làm quân ta bị lộ. Một chiếc tăng bị phá hủy, nhưng kíp lái tăng khác của quân Giải phóng đã tìm cách tiêu diệt cỗ xe tăng chỉ huy M48. Quân Mỹ gọi máy bay tiếp viện đến dội bom và lực lượng Việt Nam buộc phải rút lui.

Năm 1972, quân Giải phóng của Việt Nam một lần nữa sử dụng PT-76, nhưng tiếc thay xe tăng rơi vào vòng hỏa lực từ trực thăng tấn công UH-1B với GM-71 TOW ATGM.

Xe tăng lội nước PT-76B của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ nâng cấp BMP-1 thành xe tăng hạng nhẹ thay thế cho PT-76?
Sau tổn thất 5 chiếc xe, Bộ Tư lệnh quân Giải phóng nhận ra rằng  sử dụng xe bọc thép hạng nhẹ mà không có sự tương tác với xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 có khả năng phá vỡ M48 là không ổn và quá nhiều mạo hiểm. Điều này đã được tính đến ba năm sau, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

PT-76 cần thay thế. Và đã có!

Cho đến nay PT-76 vẫn đang phục vụ trong hàng ngũ QĐND Việt Nam. Xe bọc thép lội nước là cần thiết, vì đòi hỏi từ điều kiện tự nhiên của kịch bản hoạt động chiến sự tiềm năng. Vì thế, vào năm 2017, PT-76 đã được hiện đại hóa bằng cách lắp đặt máy đo khoảng cách laser (phía trên nòng súng). Về mặt lý thuyết, có thể bọc thêm áo giáp thép cho PT-76, thậm chí cả hệ thống “bảo vệ năng động”, nhưng khi đó chiếc xe tăng với trọng lượng nặng hơn có thể mất đi “át chủ bài” ưu việt chính là khả năng lội nước. Khoảng một năm rưỡi trước, trên phương tiện truyền thông quân sự Việt Nam đề xuất  ý tưởng tái trang bị cho đội PT-76 các modul chiến đấu mới nhất của Nga AU-220 “Baikal” với súng tự động 57 mm và hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại (LMS). Về mặt kỹ thuật, sự thay thế này là có thể, nhưng chỉ kéo dài thêm được một chút cho tuổi thọ của PT-76, vốn đã lỗi thời cả về động cơ và khung gầm.

© Sputnik / Evgeniy Biyatov  / Chuyển đến kho ảnhPháo chống tăng tự hành "Sprut-SDM1" tại Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế "Quan đội-2016".
Sự bất ngờ không thú vị dành cho người Mỹ: Xe tăng Liên Xô PT-76 ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Pháo chống tăng tự hành "Sprut-SDM1" tại Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế "Quan đội-2016".

Theo quan điểm của ông Viktor Murakhovsky chuyên gia về xe bọc thép TBT tạp chí “Kho tàng của Tổ quốc” , giải pháp tổng thể tiềm năng là:  

"Xe bọc thép lội nước tự hành 2S25 “Sprut-SDM-1”.  Trên thực tế, “Sprut” là một xe tăng lội nước hạng nhẹ được trang bị như xe chiến đấu chủ lực: có pháo tăng nòng trơn 125 mm với khả năng phóng tên lửa dẫn đường qua nòng súng và trang bị điều chỉnh đường đạn tiên tiến nhất. Hệ thống vũ khí như vậy hiện chỉ có ở Nga chứ chưa một nước nào trên thế giới sản xuất được”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала